Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
3 bị can khác là đồng phạm cùng bị đưa ra xét xử về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm: Trần Xuân Sơn, Trần Văn Lâm và Đại tá Bùi Văn Tiệp.
Riêng ông Phùng Danh Thắm (cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đáng chú ý, phiên tòa xét xử Út “trọc” sẽ do Hội đồng xét xử của Tòa án quân sự Quân khu 7 tiến hành tố tụng nhưng được tổ chức tại trụ sở Tòa án quân sự Quân khu thủ đô chứ không phải tại TP. HCM. Nhiều nhân viên Công ty Thái Sơn từng là cấp dưới của Đinh Ngọc Hệ cũng đã được triệu tập ra Hà Nội để tham gia phiên tòa với tư cách nhân chứng.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát quân sự Trung ương, giai đoạn 2011-2016, lợi dụng danh nghĩa là người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Thái Sơn tại Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn, Đinh Ngọc Hệ đã đề nghị xin mua ô tô bằng vốn tự có rồi đăng ký biển số quân sự, biển xanh 80A.
Sau đó, Út “trọc” đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng số xe trên để thế chấp, cho thuê, giao xe cho những người ngoài sử dụng trái quy định.
Theo cáo buộc, ông Hệ chỉ sử dụng 8 xe đúng mục đích, còn lại hơn 30 ô tô các loại dùng sai quy định, hưởng lợi hơn 6 tỷ đồng.
Theo Viện kiểm sát, quá trình công tác, bị can Hệ đã mua bằng đại học, bảng điểm giả để sử dụng trong việc kê khai hồ sơ xin nâng lương, bổ nhiệm, phong quân hàm.
Quá trình điều tra, Đinh Ngọc Hệ không nhận tội. Tuy nhiên, căn cứ tài liệu thu thập được và lời khai các bị can, Viện kiểm sát xác định Út "trọc" là người khởi xướng và chỉ đạo các bị cáo từng là cấp dưới thực hiện hành vi phạm tội.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.