'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sau một tuần mở bán vàng giá bình ổn, giá vàng SJC đã hạ nhiệt và giảm xuống còn 76,98 triệu đồng/lượng, giảm tới hơn 6 triệu đồng/lượng so với trước đó. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới cũng được thu hẹp về mức 6,5 triệu đồng/lượng. Giải pháp của NHNN được đánh giá là bước đầu thành công.
Tuy vậy, tình trạng “quá tải” người mua vàng vẫn diễn ra tại nhiều điểm cung ứng. Ghi nhận tại nhiều điểm bán vàng giá bình ổn, không chỉ người dân tại Hà Nội, TP.HCM mà còn người dân tại nhiều tỉnh thành khác đổ về Hà Nội để mua vàng. Không ít người đến xếp hàng tại các địa điểm bán vàng từ 3, 4 giờ sáng.
Để phục vụ cho nhu cầu của người dân, các ngân hàng thương mại nhà nước cũng đã mở thêm nhiều điểm bán mới. Đơn cử như Agribank mở thêm 5 điểm bán, Vietcombank mở thêm 4 điểm bán vàng tại Hà Nội và TP.HCM.
Mới đây nhất, Vietcombank cũng đã thông báo triển khai đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến từ ngày 12/6. Theo đó, khách hàng có thể đăng ký mua theo địa điểm mong muốn và đến nơi để thực hiện giao nhận vàng miếng SJC.
Để tránh tình trạng lộn xộn tại các địa điểm bán vàng, NHNN đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương phối hợp đảm bảo an ninh tại các địa điểm bán vàng của các ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty SJC.
NHNN khẳng định không thiếu vàng và có đủ nguồn lực, quyết tâm để bình ổn thị trường. Một lãnh đạo của NHNN cho biết phương án bán vàng giá bình ổn cho dân bước đầu phát huy hiệu quả nên NHNN sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Sự khẳng định sẽ tiếp tục bán vàng bình ổn trong thời gian tới của đại diện NHNN cho thấy quyết tâm kéo giá, đưa giá vàng trong nước về tiệm cận với giá vàng thế giới của NHNN, Công ty SJC và 4 ngân hàng thương mại nhà nước.
Tuy nhiên, điều này đặt ra một vấn đề chưa có lời giải đáp: lượng vàng cần bán ra bao nhiêu và bán bao lâu mới đủ để ổn định thị trường?
Tại buổi làm việc giữa NHNN với các chuyên gia kinh tế liên quan đến chính sách quản lý thị trường vàng, một chuyên gia kinh tế cho rằng, dù chính sách bán vàng bình ổn bước đầu thành công nhưng cần phải sớm chấm dứt hình thức can thiệp này.
Để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thì sẽ phải nhập khẩu vàng, từ đó tiêu tốn nguồn lực ngoại tệ và ảnh hưởng dự trữ ngoại hối nhà nước.
“Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, nhập khẩu suýt soát 400 tỷ USD/năm, làm sao chỉ dành riêng cho vàng được khi mà còn nhiều mặt hàng thiết yếu khác trong nền kinh tế”, vị chuyên gia này cho hay.
Theo các chuyên gia, NHNN đã thăm dò chính sách thành công và giờ là lúc cần đến một khuôn khổ pháp lý mới nhằm ổn định thị trường. Đồng thời, cần xem vàng là mặt hàng thông thường để có giải pháp ứng xử cho phù hợp.
TS Trương Văn Phước cũng cho rằng, ngoài vàng miếng, NHNN và Chính phủ còn phải cần đối nhiều mặt hàng thiết yếu khác.
“Một hôm không cầm vàng miếng thì chắc chắn chúng ta vẫn sống nhưng nếu không có xăng dầu, phân bón, gạo và nhu yếu phẩm thì sẽ thế nào?”, ông Phước đặt vấn đề.
Đồng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức khẳng định, không cần bình ổn giá vàng mà cần chấp nhận giá vàng lên xuống theo như quy luật thông thường của thị trường.
“Việc của NHNN nên làm là không mua bán vàng, không bình ổn giá vàng, bỏ việc quản lý vàng miếng, đồng thời hạn chế tối đa việc kinh doanh và giao dịch vàng qua hệ thống ngân hàng thương mại. Buông những thứ thuộc về thị trường và siết những thứ thuộc về ngân hàng”.
Trong quá khứ, vào năm 2011, NHNN cũng đã sử dụng đến biện pháp xả vàng để kéo giá khi giá vàng trong nước tăng nóng.
Khi đó, NHNN cũng đã thành lập nhóm G5 + 1, bao gồm 5 ngân hàng thương mại (ACB, Đông Á, Techcombank, Eximbank và Sacombank) cùng Công ty SJC để bán vàng bình ổn giá ra thị trường. Sau đó, có thêm hai ngân hàng là Phương Nam và Việt Á cùng tham gia, chuyển nhóm G5+1 thành G7+1.
Mục đích bán vàng giá bình ổn của nhóm G7 +1 cũng là để giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, từ đó chấm dứt tình trạng đầu cơ, làm giá.
Trong 10 ngày đầu tiên, các ngân hàng bán ra thị trường khoảng 10 tấn vàng (267.000 lượng) và tăng thêm 5 tấn nữa khi nhận thấy nhu cầu của người dân vẫn cao. Sau động thái này, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã được thu hẹp, từ 3 – 4 triệu đồng/lượng xuống còn 2 triệu rồi còn 1 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, thị trường vàng “ngấm thuốc” nhanh nhưng cũng “nhờn thuốc” rất nhanh. Sau ít ngày được thu hẹp, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới quay đầu tăng trở lại.
Phân tích từ câu chuyện của năm 2011, dễ nhận thấy biện pháp để ngân hàng bán vàng cho dân chỉ làm tăng lượng cung trên thị trường ở một thời điểm nhất định. Khi lượng vàng cung ra thị trường được hấp thụ hết, căn bệnh cũ lại bắt đầu tái phát, khiến giá vàng lại rơi vào một vòng luẩn quẩn.
Để giá vàng trong nước hạ nhiệt, thu hẹp khoảng cách với giá vàng thế giới là nhiệm vụ cấp thiết nhưng phải làm sao để ổn định thị trường mà không ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối và kinh tế vĩ mô. Chỉ khi đó, chính sách bình ổn thị trường vàng mới thực sự là “đi đến nơi, về đến chốn”.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.