Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo giới thiệu, Da Nang IT PARK do Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng làm Chủ đầu tư, có tổng diện tích 341ha, tổng vốn đầu tư 121 triệu USD tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang. Đây là khu công nghệ thông tin tập trung lớn nhất cả nước.
Dự án được phát triển gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 gồm 131ha, khánh thành ngày 29/3/2019 với tổng vốn đầu tư 47 triệu USD. Giai đoạn hai của dự án có tổng diện tích 210ha, vốn đầu tư 74 triệu USD.
Với định hướng tầm nhìn sẽ trở thành một trong những cộng đồng phát triển công nghệ thông tin tốt nhất Châu Á tại TP. Đà Nẵng theo mô hình thung lũng Silicon của Hoa Kỳ và Công viên Khoa học Tân Trúc (Hsinchu) - Đài Loan nên mục tiêu của Dự án sẽ thu hút các công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ cao vào hoạt động.
Được đầu tư bài bản, đầy đủ các phân khu chức năng chuyên biệt và đồng bộ về cơ sở hạ tầng, Da Nang IT PARK đặt mục tiêu doanh thu 1.5 tỷ USD/năm và tạo việc làm cho khoảng 25.000 lao động chất lượng cao đang được đào tạo tại các trường đại học trong và nước ngoài.
Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Khu CNTT tập trung, Đà Nẵng xây dựng chính sách đặc biệt như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp trong 15 năm với chính sách miễn thuế 4 năm đầu, 5% đối với 9 năm tiếp theo, 10% cho 2 năm tiếp và ưu đãi thuế sau 15 năm hoạt động là 20-22%.
Đặc biệt, Đà Nẵng miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, nguyên vật liệu, máy móc, phương tiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT của doanh nghiệp.
Cùng ngày, Tập đoàn Universal Alloy Corporation (UAC, Hoa Kỳ) chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine với tổng vốn đầu tư 170 triệu USD tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.
Giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành vào tháng 1/2020, sản xuất các sản phẩm như bộ phận chi tiết dùng trong ngành hàng không vũ trụ, sản xuất nguyên liệu thô/lắp ráp bằng vật liệu hợp kim nhôm.
Giai đoạn 2 dự án sẽ hoàn thành vào tháng 4/2023, mở rộng sản xuất bộ phận chi tiết dùng trong ngành hàng không và sản xuất nguyên liệu thô bằng vật liệu composite …
Dự án đi vào hoạt động sẽ thu hút và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, trong đó nhà đầu tư quan tâm đến nguồn lao động kỹ thuật từ các trường đại học trên địa bàn Đà Nẵng.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine do Tập đoàn UAC (Universal Alloy Corporation Asia PTE. LTD, Singapore) làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng DINCO là đơn vị Tổng thầu thiết kế và thi công.
Phát biểu tại Lễ khởi công, ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng cho biết: "Đây là dự án sản xuất, cung cấp sản phẩm linh kiện cho lĩnh vực công nghiệp hàng không vũ trụ - lĩnh vực mới trong cơ cấu các ngành công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Khi đi vào hoạt động UAC dự kiến sản xuất 4.000 trong tổng số 5 triệu chi tiết máy bay các loại để xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ, EU. Dự án sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu các ngành công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng đồng thời, dự án sẽ thu hút và sử dụng lực lượng nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao từ các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng".
UAC là tập đoàn chuyên sản xuất linh kiện máy bay và là nhà sản xuất linh kiện máy bay hàng đầu thế giới. Đây là một trong 3 tập đoàn hàng đầu thế giới về cung cấp nhôm đặc chủng cho sản xuất máy bay. UAC đã có lịch sử 51 năm hình thành và hoạt động, đơn vị này thường cung cấp hợp đồng dài hạn cho: Boeing 787, 777, 767 và 737; Airbus từ A350, A330, A320, A220 và ATR. Embraer E195 và máy bay Bombardier CRJ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.