'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ngày 18/3 ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố 12 bị can trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và một số công ty.
Kết luận điều tra xác định, ông Trần Bắc Hà giữ chức Chủ tịch HĐQT BIDV giai đoạn 2008-2016, đại diện 40% vốn Nhà nước tại ngân hàng này. Khi đương nhiệm, ông Hà đã vi phạm quy chế làm việc của BIDV, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo. Ông lấy danh nghĩa BIDV trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Hà Tĩnh cho công ty sân sau trái quy định.
Ông Hà chỉ đạo và phê duyệt cấp tín dụng với các điều kiện ưu đãi trong khi hai công ty sân sau là Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà và Tập đoàn An Phú không đủ năng lực tài chính về vốn tự có và năng lực thực hiện dự án chăn nuôi bò tại Hà Tĩnh.
Lãnh đạo hai công ty sau khi được phê duyệt cho vay và nhận tiền giải ngân đã chiếm đoạt để sử dụng cá nhân hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Dự án liên tục thua lỗ phải dừng hoạt động, gây thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng cho BIDV.
Hành vi của ông Hà phạm vào tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, theo điều 206 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, tháng 7/2019, ông Hà tử vong về bệnh lý khi đang tạm giam nên Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã đình chỉ điều tra bị can.
Các bị can Trần Lục Lang và Đoàn Ánh Sáng (đều là cựu Phó tổng giám đốc BIDV), Kiều Đình Hòa (cựu giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (cựu trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV chi nhánh Hà Tĩnh) đã đồng phạm với ông Hà trong việc thẩm định, cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà gây thiệt hại cho BIDV hơn 683 tỷ đồng.
Theo quy định tại Điều 206, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Người phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng đồng, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm.
Người phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Như vậy, căn kết vào kết quả điều tra ban đầu, 2 cựu Phó tổng giám đốc BIDV có thể đối mặt mức án từ 12 - 20 năm tù.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho biết 2 cựu Phó tổng giám đốc BIDV có một số tình tiết cần xem xét giảm nhẹ trong quá trình lượng hình.
Cụ thể, ông Trần Lục Lang có ông ngoại và bác ruột đều là liệt sĩ; có bác ruột và cậu ruột là những cán bộ, Đảng viên tham gia các mạng từ tháng 8/1945. Quá trình công tác tại BIDV, ông Lang giữ nhiều vị trí quan trọng và có nhiều đóng góp cho BIDV và sự nghiệp ngân hàng.
Ngoài ra, trong quá trình điều tra, ông Lang có thái độ hợp tác, thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải, đồng thời khai báo nhiều tài sản của ông Trần Bắc Hà để cơ quan điều tra xác minh phục vụ kê biên, phong tỏa (trong đó có việc ông Hà đầu tư 10 triệu USD vào LaoVietbank), với mong muốn giảm thiểu tối đa thiệt hại, để được hưởng khoan hồng.
Tương tự, quá trình công tác tại BIDV, ông Đoàn Ánh Sáng giữ nhiều vị trí quan trọng và có nhiều đóng góp cho ngân hàng. Ngoài ra, ông Sáng được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen… Bản thân ông Sáng cũng từng tham gia bộ đội và trong quá trình điều tra có thái độ hợp tác, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và mong muốn được giảm nhẹ tội.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.