Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Bộ Công Thương vừa có Tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu. Tờ trình này được gửi Chính phủ vào ngày 29/3, ít ngày trước khi Chính phủ bước sang nhiệm kỳ mới.
Bộ Công Thương cho hay, khi Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, có 24/25 ý kiến thống nhất thông qua. Có 1 ý kiến đề nghị chỉnh lý (không đồng ý với nội dung cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quá 35%). Ngoài ra, có 3 thành viên thông qua nhưng có thêm ý kiến góp ý đối với một số nội dung dự thảo Nghị định.
Tại tờ trình, Bộ Công Thương giải thích thêm quy định cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước nếu có hoạt động sản xuất có thể chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quá 35%.
Đây là một nội dung gây nhiều tranh cãi thời gian qua. Các Bộ: Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cho rằng đây là quy định mới, gây lo ngại về vấn đề an ninh năng lượng, tính pháp lý và lợi ích thực chất của việc mở cửa cho phép đầu tư nước ngoài.
Theo Bộ Công Thương, quy định này mới đưa vào nghị định nhưng thực tế đã được thực hiện nhiều năm nay đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có vốn Nhà nước như Petrolimex (đã bán cho nhà đầu tư nước ngoài 20%), PVOil (35%), BSR (49%),... thông qua quá trình cổ phần hóa, huy động vốn đầu tư và đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương trước khi thực hiện.
Đến nay, các doanh nghiệp này vẫn đang kinh doanh, hoạt động bình thường.
Bộ Công Thương giải thích, việc đưa nội dung quy định này vào dự thảo còn là để thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ hồi 3/2016 về phát hành tăng vốn cho cổ đông chiến lược của Petrolimex.
Ngoài ra, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài góp phần cải thiện đáng kể công tác quản trị, giúp minh bạch hơn các báo cáo tài chính, qua đó nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đặc biệt là giúp cho giá trị các doanh nghiệp gia tăng thông qua giá trị cổ phiếu.
Bộ Công Thương đánh giá: Có thể thấy các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất am hiểu và tuân thủ theo các quy định, pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, do chưa có quy định chính thức và cụ thể về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài nên các doanh nghiệp trong nước cũng như cơ quan quản lý rất lúng túng khi thương thảo với họ về việc đầu tư, phát hành tăng vốn; đặc biệt là việc thiếu đồng nhất về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của đối tượng này khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.
Theo Bộ Công Thương, trên thực tế, còn hàng nghìn doanh nghiệp khác đang tham gia kinh doanh xăng dầu, trong đó có nhiều công ty cổ phần hoạt động đa ngành đã niêm yết trên sàn chứng khoán cũng có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm tới cổ phiếu của các công ty đó nhưng đều gặp khó khăn vì thiếu quy định rõ ràng, cụ thể. Do đó, Bộ công Thương cho rằng quy định này là phù hợp với thực tế đã phát sinh và nhu cầu phát triển của ngành xăng dầu.
“Việc quy định giới hạn chuyển nhượng cổ phần ở mức 35% vừa giải quyết được vấn đề thu hút vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp song vẫn hạn chế được mức độ can thiệp của nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước”, bộ này cho biết.
Do đó, cần cân nhắc lợi ích của việc chưa mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với việc mở cửa thu hút vốn, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài sớm.
"Việc đề xuất mở cửa thị trường xăng dầu xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước, không phải nhu cầu từ doanh nghiệp nước ngoài", theo Bộ Công Thương. Hầu hết các nước trên thế giới và khu vực đã mở cửa thị trường xăng dầu như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản,...
Bộ Công Thương khẳng định: Doanh nghiệp xăng dầu, dù thuộc thành phần kinh tế nào, khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam cũng phải tuân thủ các điều kiện, quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn bị kiểm soát hoạt động để bảo đảm quản lý về an ninh năng lượng, chất lượng, an toàn cháy nổ,...
Việc cho phép chuyển nhượng này là hoạt động đầu tư gián tiếp, chưa cho phép doanh nghiệp được trực tiếp thực hiện quyền phân phối xăng dầu tại Việt Nam. Việc thực hiện quyền phân phối xăng dầu tại Việt Nam chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam và trực tiếp triển khai hoạt động phân phối.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng bổ sung: Trường hợp Thủ tướng Chính phủ thấy nội dung "cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu có hoạt động sản xuất được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài không quá 35%" cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thêm, Bộ kiến nghị bỏ nội dung này ra khỏi dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 83.
Đến nay, Nghị định này chưa được thông qua nên phải chờ Chính phủ nhiệm kỳ mới quyết định.
Số lượng thương nhân có tăng "nóng"? Góp ý cho dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đề nghị nghiên cứu có quy định kiểm soát số lượng thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để không phát triển nóng. Phản hồi lại, Bộ Công Thương cho hay việc gia tăng số lượng thương nhân là phù hợp điều kiện thực tế. Trước năm 2015, cả nước có 23 thương nhân đầu mối, đến nay con số này là khoảng 40. Bộ Công Thương nhấn mạnh mức gia tăng này là không lớn. Với khái niệm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu như ở Việt Nam, hiện Trung Quốc có gần 500 doanh nghiệp đầu mối, Singapore có hơn 500,... Bộ Công Thương hứa hẹn sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để tăng cường công tác hậu kiểm để kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng, số lượng thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.