'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thập kỷ không chia cổ tức
Mùa đại hội cổ đông đã gần qua đi. Tuy nhiên, câu chuyện không chia cổ tức vẫn khiến nhiều cổ đông bức xúc. Không ít người gần đây buộc phải chọn giải pháp bán ra cổ phiếu của các ngân hàng/doanh nghiệp không chia tiền cho cổ đông.
“Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp lãi nghìn tỷ, lợi nhuận tích lũy rất lớn nhưng không chia cổ tức. Tất cả các quyết định đều phụ thuộc vào cổ đông lớn. Cổ đông nhỏ luôn là người thiệt thòi”, ông Nguyễn Hưng, một nhà đầu tư tại Hà Đông chia sẻ.
Gần đây, ông Hưng đã bán ra cổ phiếu của một số tổ chức nhiều năm “lì lợm” không chia cổ tức. Ông lập luận cho rằng: một thị trường chưa hút dòng tiền như hiện tại, áp lực bán sẽ còn gia tăng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp không chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.
Hiện tượng bức xúc đối với các ngân hàng/doanh nghiệp không chia cổ tức trong mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) năm 2023 vẫn khá phổ biến.
ĐHCĐ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (STB) hôm 25/4 có tới 3 cổ đông cá nhân đứng lên phát biểu gay gắt về việc ngân hàng này không chia cổ tức trong hơn nửa thập kỷ qua. Có cổ đông thậm chí yêu cầu Chủ tịch Dương Công Minh rút khỏi vị trí lãnh đạo.
Theo đại diện Sacombank, lợi nhuận hợp nhất giữ lại lũy kế lên tới 12.672 tỷ đồng. Đây là số tiền được giữ lại và dùng để chia cổ tức khi được cho phép.
Tuy nhiên, việc chia cổ tức của Sacombank sẽ tiếp tục không được thực hiện trong năm 2023. Lần gần nhất Sacombank chia cổ tức là năm 2015 với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu. Như vậy, đã 8 năm ngân hàng này không chia cổ tức.
Rất nhiều ngân hàng lãi lớn nhiều nghìn tỷ đồng trong các năm qua cũng không chia cổ tức cho dù Ngân hàng Nhà nước không còn có yêu cầu không chia cổ tức để tái cấu trúc.
Techcombank (TCB) do ông Hồ Hùng Anh làm Chủ tịch cũng là ngân hàng gây hụt hẫng đối với cổ đông khi tiếp tục không chia cổ tức và dùng tiền lãi bổ sung vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trước đó, hồi năm 2013, ông Hùng Anh cho biết, trong 10 năm tiếp theo ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt. Lần chia cổ tức gần nhất là bằng cổ phiếu diễn ra vào năm 2018.
Chủ tịch Techcombank cũng thừa nhận nhiều lần đối mặt với phản ứng như vậy của cổ đông.
Sự ấm ức và phản ứng dữ dội của nhiều cổ đông không phải vô lý khi nhiều ngân hàng, trong đó có Techcombank liên tục báo cáo tăng trưởng, lợi nhuận ở mức cao trong nhiều năm qua. Năm 2022, Techcombank ghi nhận lãi ròng hơn 20.150 tỷ đồng.
Thù lao cho ban lãnh đạo của nhiều ngân hàng cũng rất cao, như tại TCB là 38,8 tỷ đồng cho năm 2023 (năm 2022 là 35,3 tỷ đồng).
Nhiều doanh nghiệp lớn các ngành khác cũng không chia cổ tức cho dù lợi nhuận cao. CTCP Tập đoàn PAN ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng 51% lên 794 tỷ đồng nhưng cũng không chia cổ tức để “dành nguồn lực cho các hoạt động cân đối nguồn vốn và đầu tư phát triển.
CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà - Sudico (SJS) thậm chí có 8 lần lần trì hoãn trả cổ tức 2016 và nhiều lần trì hoãn trả cổ tức 2017.
Cổ đông nhỏ yếu thế
Câu trả lời của hầu hết các lãnh đạo các doanh nghiệp không chia cổ tức đều là: dành tiền cho đầu tư phát triển. Và thường nói thêm rằng, họ là các cổ đông lớn nhất và rất muốn chia tiền nhưng nếu không chia thì tiền vẫn còn đó, “cơm không ăn, gạo còn đó”.
Tuy nhiên, nhiều người không đồng tình với các lãnh đạo doanh nghiệp không chia cổ tức trong nhiều năm. Theo họ, nhiều người đầu tư vào cổ phiếu là để trông chờ vào cổ tức.
Một cổ đông của Sacombank cho biết, ông đầu tư vào cổ phiếu Sacombank trong nhiều năm qua và không hề bán ra. Và điều ông mong muốn là ngân hàng sẽ chia cổ tức đều đặn như trước kia.
Bên cạnh đó, trong năm vừa qua, giá nhiều cổ phiếu giảm mạnh. Không ít người đã chấp nhận nắm giữ cổ phiếu và trông chờ vào cổ tức. Nhưng nhiều doanh nghiệp gây thất vọng khi không chia cổ tức cho dù có kết quả kinh doanh tốt.
Ông Thành Đỗ, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho rằng, khi tổ chức không trả cổ tức nhưng lãnh đạo cho rằng cổ phiếu sẽ tăng vài ba lần, thậm chí 5-10 lần là những tuyên bố mang tính an ủi các nhà đầu tư.
Theo ông Thành Đỗ, không phải ai cũng nắm giữ cổ phiếu 5-10 năm như các nhà đầu tư lớn. Không những thế, không ít cổ phiếu 3-4 năm nay giá gần như không tăng.
Đánh giá về vấn đề này, nhiều chuyên gia có cái nhìn khách quan hơn. Các chuyên gia cho rằng, yêu cầu về cổ tức của các cổ đông là chuyện dễ hiểu.
Nhiều cổ đông đầu tư vào cổ phiếu với cả 2 kỳ vọng: giá lên và cổ tức. Nhiều người trung thành với doanh nghiệp thì luôn mong cổ tức.
Ông Lưu Chí Kháng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công ty Chứng khoán Kiến Thiết CSI cho rằng, việc nhiều ngân hàng/doanh nghiệp không trả cổ tức không hẳn đã xấu, thậm chí có thể còn tốt nếu tiền lãi đó được dùng để dùng để mở rộng hoạt động kinh doanh một cách hợp lý và hiệu quả.
“Vấn đề là tiền được giữ lại để làm gì. Doanh nghiệp có lợi nhuận, tiền giữ lại phải có kế hoạch đầu tư kinh doanh thì mới tốt. Khi doanh nghiệp không trả cổ tức, các cổ đông phải xem phương án sử dụng số tiền lãi đó làm gì”, ông Kháng chia sẻ.
Trên thực tế, việc doanh nghiệp không chia cổ tức có rất nhiều lý do. Có thể do doanh nghiệp không có nguồn tiền, làm ăn yếu kém như trường hợp Sudico nhiều năm khất lần hoãn trả cổ tức. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ, lãi ít hoặc thậm chí có nguy cơ phá sản, bị cảnh báo về khả năng tiếp tục hoạt động… cũng không trả được cổ tức.
Với các doanh nghiệp lãi lớn nhưng không chia cổ tức cũng được chia làm 2 loại. Đó có thể là ban lãnh đạo muốn tính đại cục cho một cú bứt phá mang tính thập kỷ. Đây là điều dễ thấy nhất trong lĩnh vực ngân hàng khi mà các tổ chức tín dụng đang đua nhau bứt phá lên top đầu trong giai đoạn chạy đua để vào danh sách các ngân hàng làm chủ lĩnh vực này trong tương lai, đồng thời đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe hơn.
Dù vậy, cũng có thể có những doanh nghiệp trây ì không trả cổ tức, có những tính toán riêng không vì lợi ích bao trùm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.