Đặt mục tiêu Top 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam, VPBank có gì?

Minh Tâm - 09/03/2018 16:13 (GMT+7)

(VNF) - Trở thành 1 trong 3 ngân hàng có giá trị nhất Việt Nam là mục tiêu rất tham vọng của VPBank giai đoạn 2018 – 2022. Nói tham vọng là bởi, để thực hiện mục tiêu này, VPBank sẽ phải đánh bật ít nhất 2 "ông lớn" trong nhóm "Big 4" truyền thống gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank.

VNF
VPBank đặt mục tiêu trở thành 1 trong 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022

Mục tiêu này có khả thi không? Xét ở thời điểm hiện tại, VPBank đang có giá trị vốn hóa khoảng 97.500 tỷ đồng, kém VietinBank (121.000 tỷ) và BIDV (128.000 tỷ) trên dưới 30.000 tỷ đồng – khoảng cách không quá lớn.

Với 5 năm và những gì đang có, việc vượt VietinBank hoặc/và BIDV về giá trị vốn hóa không phải là điều không thể với VPBank.

Tín dụng tiêu dùng và ngân hàng bán lẻ - "nhựa sống" của VPBank

Với hơn 7 triệu khách hàng và hơn 10.000 đối tác ở khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) thuộc VPBank đang giữ vị thế là công ty tài chính lớn nhất trên thị trường tài chính tiêu dùng.

FE Credit hiện đang nắm giữ hơn 50% thị phần tài chính tiêu dùng. Năm vừa qua, FE Credit đã giải ngân 3,7 triệu khoản vay mới và phát hành thẻ tín dụng cho hơn 3 triệu khách hàng mới, qua đó đạt 3,5 triệu khách hàng hoạt động và tăng số dư cho vay lên gần 45.000 tỷ đồng.

Kết quả này đã giúp doanh thu FE Credit tăng từ 8.552 tỷ đồng năm 2016 lên 12.957 tỷ đồng năm 2017; trong khi lợi nhuận sau thuế tăng từ gần 2.000 tỷ đồng trong năm 2016 lên 3.358 tỷ đồng năm 2017, tương ứng với mức tăng lần lượt là 51,5% và 68%.

Một điểm đáng chú ý là FE Credit đã đạt được tốc độ tăng trưởng này trong khi vẫn cải thiện được hiệu quả quản lý vận hành và rủi ro, thể hiện qua việc cải thiện tỷ lệ dự phòng trên khoản phải thu trung bình, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí trên thu nhập lần lượt giảm từ 6% năm 2016 xuống còn 5% năm 2017 và 35,8% năm 2016 xuống 29,2% năm 2017.

Lợi nhuận năm 2017 của FE Credit lên đến 3.358 tỷ đồng

Bên cạnh mảng tín dụng tiêu dùng, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ hiện cũng là trụ cột tăng trưởng của VPBank.

Năm 2017, doanh thu dịch vụ ngân hàng bán lẻ của VPBank năm 2017 tăng hơn 66% so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế đạt mức tăng trưởng ấn tượng trên 100% so với năm 2016.

Năm qua, số lượng khách hàng bán lẻ của VPBank tăng lên đáng kể với hơn 2,7 triệu khách hàng, kéo theo số dư cho vay tăng trưởng vượt trội 83%.

Về thẻ tín dụng, từ vị trí thứ 5 trong số các ngân hàng Việt Nam về số lượng thẻ phát hành và chi tiêu năm 2016, VPBank đã vươn lên vị trí số 3 về lượng thẻ phát hành và vị trí số 2 về chi tiêu trong năm 2017.

Cụ thể, số lượng thẻ phát hành tới cuối năm 2017 đạt 198.000 thẻ, tăng 132% so với năm 2016, trong khi chi tiêu thẻ liên tục cán các mốc kỷ lục mới và vượt qua mức hơn 2.000 tỷ đồng chi tiêu mỗi tháng.

Vay tín chấp cá nhân (UPL), sản phẩm thế mạnh của VPBank, vẫn tiếp tục tăng trưởng với số dư tăng 54% và doanh thu tăng 114%.

Sản phẩm huy động và thu phí cũng đạt được những thành công nhất định, với số dư huy động tăng khoảng 15% so với đầu kỳ. Chiến lược đẩy mạnh trả lương qua tài khoản (payroll) bước đầu mang lại kết quả khả quan với số lượng tài khoản CASA tăng 260.000 tài khoản so với năm 2016, đồng thời số lượng hợp đồng bán chéo tăng gấp đôi, nâng số lượng sản phẩm nắm giữ trên một khách hàng từ 1,48 lên 1,63.

"Khai phá" nhóm khách hàng tiểu thương và doanh nghiệp siêu nhỏ

Tín dụng tiêu dùng và ngân hàng bán lẻ chắc chắn là kênh thu nhập chính của VPBank trong 5 năm tới. Tuy nhiên, VPBank xưa nay vốn nổi tiếng "đi trước nhiều bước" so với các ngân hàng khác mà điển hình là việc khai phá thị trường tín dụng tiêu dùng với thương hiệu FE Credit.

Hiện ngân hàng này đang lựa chọn "đi trước" với chiến lược khai phá nhóm khách hàng tiểu thương và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ở nhóm khách hàng tiểu thương, sau khi tạo được vị thế khá vững chắc trong phân khúc tín dụng tiểu thương ở các năm 2015 và 2016, VPBank dự kiến sẽ đẩy mạnh ở mảng kinh doanh chiến lược còn non trẻ nhưng đầy tiềm năng này.

Tính đến cuối năm 2017, Khối Tín dụng Tiểu thương (Commcredit) của VPBank đã sở hữu mạng lưới chuyên biệt gồm 236 điểm giao dịch bao phủ 51 tỉnh thành.

Tổng tài sản cuối kỳ tăng 78% từ 1.915 tỷ đồng lên 3.400 tỷ đồng, tổng doanh thu tăng 153% từ 318 tỷ đồng lên 804 tỷ đồng, tổng thu phí tăng 56% từ 85 tỷ đồng lên 133 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu phi tài chính cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận, như tổng mạng lưới tăng từ 129 đơn vị lên 236 đơn vị, tổng số nhân sự tăng từ 1.947 nhân viên lên 3.088 nhân viên, tổng số khách hàng giải ngân tăng từ 54.135 lên 67.800.

Năm 2017 được VPBank đánh giá là năm bản lề kết thúc giai đoạn đầu của chiến lược phát triển phân khúc SME, cũng là cột mốc bắt đầu cho lộ trình chuyển đổi mới, khởi điểm là hành trình số hóa mạnh mẽ và tập trung sâu sắc vào tiểu phân khúc doanh nghiệp siêu nhỏ (Micro SME).

"Doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm số lượng lớn nhất trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tổ chức tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu vốn và dịch vụ tài chính từ các doanh nghiệp Micro SME. Xác định được nhu cầu rất lớn từ các doanh nghiệp siêu nhỏ, VPBank đã quyết liệt đầu tư nguồn lực vào việc khai thác cơ hội bỏ ngỏ này, nổi bật nhất là việc thành lập kênh bán mới bao gồm 350 nhân viên", phía VPBank chia sẻ.

VPBank sẽ "đón đầu" nhóm khách hàng tiểu thương và doanh nghiệp siêu nhỏ

Khá ấn tượng khi kênh bán mới này đã đóng góp 50% dư nợ tín chấp tăng ròng và 30% số lượng khách hàng mới hàng tháng cho toàn khối SME của VPBank.

Doanh thu trong phân khúc SME của VPBank đã tăng trưởng 39% trong năm 2017. Đặc biệt, ở tiểu phân khúc Micro SME, số lượng khách hàng hàng tháng tăng trưởng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2016.

Năm 2018, VPBank kỳ vọng phần tăng trưởng chính trong phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tiếp tục đến từ các sản phẩm cho vay tín chấp, trong đó phát triển tiểu phân khúc Micro SME sẽ là dự án trọng điểm. VPBank đặt kế hoạch tổng doanh thu thuần của năm 2018 trong phân khúc này tăng 55% so với năm 2017.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

(VNF) - Bà Võ Thị Thanh (từng được gọi là 'bông hồng vàng' Phú Yên) bị Cục Thuế tỉnh Phú Yên đề nghị tạm hoãn xuất cảnh khi Công ty Cổ phần Thuận Thảo nợ thuế gần 185 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

(VNF) - Ngày 30/5, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (HoSE: SHI) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (AGM 2024) với nhiều nội dung đáng chú ý.

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là tiền đề để tỉnh hoàn tất thủ tục phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Biên Hòa và tiến tới giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại phân khu C4 thuộc dự án Aqua City.

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

(VNF) - Theo tuyên bố được đưa ra ngày 30/5, Grab và OpenAI đang hợp tác để xây dựng và triển khai các giải pháp AI cho hệ sinh thái của ứng dụng gọi xe công nghệ.

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

(VNF) - PwC đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc khi gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu đã bị gần 20 công ty hàng đầu hủy hợp đồng kể từ khi bị cho là "dính líu" tới bê bối gian lận kiểm toán tại Evergrande.

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

(VNF) - Cổ phiếu PSH nhanh chóng giảm kịch sàn ngay sáng 30/5, sau khi con trai Chủ tịch nhận 'tráp phạt' từ UBCKNN vì hành vi thao túng, tạo cung cầu giả.

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.