Đầu Xuân, bàn về cải cách thể chế của Đổi mới 2.0

TS. Nguyễn Sĩ Dũng - 26/01/2020 08:32 (GMT+7)

(VNF) - “Bắt ở trần phải ở trần - Cho may ô mới được phần may ô” là câu thơ chẳng biết do ai sáng tác, nhưng phản ánh khá chân thực đời sống của xã hội ta trước thời kỳ đổi mới (trước năm 1986). Đây là thời kỳ cơ chế thị trường không được chấp nhận, Nhà nước đứng ra lo gần như tất cả và phân phối gần như tất cả - từ băng vệ sinh cho chị em phụ nữ, đến bàn chải cạo râu cho các đấng nam nhi”.

VNF

Cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp là mô thức vận hành xã hội chủ yếu trước năm 1986. Đây là cơ chế một mặt bóp nghẹt các quyền tự do của người dân đặc biệt là tự do kinh doanh, tự do kế ước, mặt khác làm cho Nhà nước luôn luôn phải tất bật lo toan mọi thứ và bị quá tải nặng nề.

Đỉnh điểm của khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 1985 -1986 trực tiếp là do chính sách giá-lương - tiền sai lầm gây ra, sâu xa là do cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đã bóp nghẹt đời sống kinh tế của đất nước và năng lực sáng tạo của người dân.

Thực ra, nếu quyền tự do được bảo đảm, người dân sẽ có “một ngàn lẻ một” cách để xử lý những vấn đề phát sinh và mưu cầu một cuộc sống no đủ hơn. Mang tính biểu tượng sâu sắc là câu chuyện về một giáo sư nuôi lợn trên căn hộ tập thể của mình. Một giáo sư (nhiều người cho rằng đó là giáo sư Văn Như Cương) nuôi lợn trên căn hộ của mình tại khu tập thể và bị công an lập biên bản phạt vi cảnh. Anh cảnh sát khu vực nói với vị giáo sư: “Thưa giáo sư, ông bị phạt vì nuôi lợn trên căn hộ tập thể”. Vị giáo sư đã ôn tồn trả lời: “Tôi đồng ý nộp phạt nếu như anh chứng minh được là tôi nuôi lợn chứ không phải lợn nuôi tôi. Toàn bộ lương tháng của tôi chỉ mua được 1,5 kg thịt lợn. Trong lúc đó con lợn này mỗi tháng tăng trọng được 6 kg. Nó làm ra nhiều tiền gấp 4 lần tôi đấy!”.

Cho dù giáo sư nuôi lợn không phải là một sự phân công lao động hợp lý, thì ví dụ nói trên vẫn cho thấy sự năng động của cá nhân là một nguồn lực to lớn để thúc đẩy kinh tế phát triển. Tạo ra không gian rộng lớn hơn cho sự năng động này chính là bản chất sâu xa của những cố gắng cải cách được triển khai sau Đại hội lần thứ VI của Đảng. Thuật ngữ được dùng để chỉ những cố gắng cải cách nói trên chính là Đổi mới. (Trong bài viết này tôi gọi đó là ĐỔI MỚI 1.0).

Thật to lớn là những thành tựu của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới bắt đầu từ năm 1986! Từ một nước thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Từ một nước nghèo đói, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với tỷ lệ người nghèo theo chuẩn quốc tế năm 2018 chỉ còn 5,35%. Từ một nước kết nối khó khăn, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân tiếp cận internet thuộc hạng tăng nhanh trên thế giới, đạt 52% năm 2015. Kể không hết là những thành tựu của 30 năm đổi mới!

Tuy nhiên, thách thức đang đặt ra sau hơn 30 năm đổi mới lại không hề nhỏ. Thách thức đầu tiên là cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh tự do hóa, hội nhập quốc tế là một định hướng chính sách lớn của Đổi mới 1.0. Càng tự do hóa bao nhiêu chúng ta càng hội nhập sâu với thế giới bấy nhiêu. Nếu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ/GDP năm 1985 đạt 18,2%, thì năm 2000 là 96,5%, năm 2013 là 153,9% và năm 2019 là trên 200%. Điều này có nghĩa là độ mở của nền kinh tế của chúng ta rất lớn; là phần lớn sự giàu có của chúng ta đang đến từ ngoài biên giới quốc gia; là cạnh tranh đang gõ cửa từng nhà, từng thiết chế cấu thành nên nền quản trị quốc gia của chúng ta.

Cạnh tranh thì không chỉ là giữa những người dân việt Nam với những người dân của các nước khác, giữa những doanh nghiệp Việt Nam với những doanh nghiệp của các nước khác, mà quan trọng nhất là giữa nền quản trị quốc gia của Việt Nam với nền quản trị quốc gia của các nước khác.

Áp lực phải cải cách nền quản trị quốc gia đến không chỉ từ cạnh tranh quốc tế, mà còn từ đòi hỏi của đời sống nội tại. Trong 30 năm qua, những bước phát triển vượt bậc của đất nước đều gắn liền với những cải cách rất quan trọng liên quan đến mô thức quản trị quốc gia. Tự do hóa nông nghiệp chính thức bắt đầu từ Khoán 10 (năm 1988) đã biến nước ta từ nước thiếu ăn trở thành nhà xuất khẩu gạo (và nhiều nông sản khác) đứng hàng đầu thế giới. Việc mở rộng quyền tự do kinh doanh và từ bỏ độc quyền ngoại thương của Nhà nước, đặc biệt là từ khi có Luật công ty (năm 1990), Luật doanh nghiệp tư nhân (năm 1990), đã giúp các lĩnh vực khác của nền kinh tế phát triển vượt bậc, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt thành tựu ít quốc gia đang phát triển nào sánh kịp. Việc gia nhập WTO (năm 2007) và hội nhập với thế giới cũng đã tạo ra bước phát triển mới trên mọi lĩnh vực giúp nước ta thoát khỏi địa vị của nước có thu nhập thấp trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, những khó khăn và suy giảm trong mấy năm vừa qua cho thấy động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã bắt đầu suy cạn. Đây là lúc chúng ta cần có nguồn động lực mới để tiếp tục phát triển lâu bền hơn và với chất lượng cao hơn. Nguồn động lực đó sẽ đến từ đâu nếu không phải từ những cải cách thể chế, mà quan trọng nhất là cải cách nền quản trị quốc gia.

Áp lực phải cải cách nền quản trị quốc gia còn đến từ sự bùng nổ của cách mạng thông tin và truyền thông. Chỉ tính riêng internet, hiện nay, nước ta có đến gần 50 triệu người truy cập và sử dụng, và con số này vẫn đang tăng lên hết sức nhanh chóng hàng ngày. Điều đặc biệt đáng lưu ý ở đây là tuyệt đại đa số những người sử dụng internet đều thuộc về thế hệ trẻ, thế hệ đang và sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển cũng như vận mệnh của đất nước.

Tiếp cận với internet nghĩa là có cả thế giới trên 10 đầu ngón tay. Cơ hội của hàng chục triệu người dân mở rộng kiến thức, khám phá sự thật và so sánh với những chiêm nghiệm thực tế là động lực to lớn để phát triển, nhưng đồng thời cũng là thách thức không kém phần to lớn, nếu chúng ta không có được những cải cách tương ứng và kịp thời.

Nếu tự do hóa là linh hồn của những cải cách được tiến hành từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay, thì chuyên nghiệp hóa phải là linh hồn của những cải cách từ nay trở đi. Đây chính là ĐỔI MỚI 2.0.

Cải cách theo hướng tự do hóa là không dễ, khi di sản chúng ta thừa kế là một nền quản trị tập trung, quan liêu, bao cấp. Tuy nhiên, cải cách theo hướng chuyên nghiệp hóa sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Tự do hóa thì đơn giản là như thế này: trước đây không cho phép, thì bây giờ cho phép; trước đây cho phép ít hơn thì bây giờ cho phép nhiều hơn.

Còn chuyên nghiệp hóa thì phải có hiểu biết, có kỹ năng mới có thể làm được. Tự do hóa chỉ tạo ra khuyến khích. Chuyên nghiệp hóa mới tạo ra đẳng cấp. Và đây chính là điều kiện tiên quyết giúp chúng ta vượt qua bẫy thu nhập trung bình, rủi ro mà nhiều người cho rằng chúng ta sẽ khó lòng tránh khỏi.

Chuyên nghiệp hóa bắt đầu từ việc phân công lao động một cách hợp lý giữa các thiết chế cấu thành nên thể chế của chúng ta. Quan trọng nhất là khắc phục sự trùng lặp, sự chồng chéo giữa Đảng với Nhà nước; giữa Đảng, Nhà nước với các tổ chức xã hội; giữa trung ương với địa phương.

Một trong những cải cách có lẽ không thể trì hoãn thêm được nữa là việc nhất thể hóa giữa Đảng với Nhà nước. Cải cách này sẽ tạo ra sự đột phá trong việc hiện đại hóa và nâng cao chất lượng của nền quản trị quốc gia. Nó cũng làm cho quá trình hoạch định chính sách trở nên ngắn ngọn, mạch lạc, chế độ trách nhiệm được xác lập rõ ràng. Đồng thời, nó còn cắt giảm đáng kể nguồn nhân lực có thể đang bị phân bổ trùng lặp.

Ngoài ra, cải cách thể chế còn cần hướng tới việc tuyển chọn cho được những người tài. Một cơ chế cạnh tranh lành mạnh và minh bạch phải là linh hồn của những cố gắng cải cách ở đây. Có hai cách để tuyển chọn người tài có thể phù hợp cho giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam.

Một là tranh cử trong Đảng, hai là thi cử để tuyển chọn người tài. Tranh cử trong Đảng là cách thức đáng tin cậy hơn cả để lựa chọn ra những chính khách tài giỏi của đất nước. Thi tuyển nghiêm ngặt là cách thức đáng tin cậy hơn cả để tuyển chọn những công chức và viên chức tài giỏi cho nền hành chính - công vụ quốc gia.

Cải cách nền quản trị quốc gia là một công việc to lớn và khó khăn. Công việc này đòi hỏi không chỉ những đổi mới mang tính đột phá về tư duy, mà còn cả một sự thống nhất ý chí, một sự đồng thuận rất cao trước hết là trong Đảng và sau đó là trong xã hội. Mà như vậy, thì chúng ta cần phải có thời gian hơn để nghiên cứu, trao đổi và thống nhất ý kiến với nhau. Tạo ra đồng thuận là không thể thiếu để có thể tiến hành cải cách thành công.

Cùng chuyên mục
Cảng container quốc tế HATECO chính thức hoạt động, công suất 2,2 triệu TEU/năm

Cảng container quốc tế HATECO chính thức hoạt động, công suất 2,2 triệu TEU/năm

05/04/25 15:05 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 5/4, Tập đoàn Hateco chính thức công bố hoạt động của Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT), cùng với đó, Tập đoàn cũng ký kết hợp tác chiến lược với APM Terminals.

VietJet đi Mỹ ký thỏa thuận 200 triệu USD mua máy bay Boeing

VietJet đi Mỹ ký thỏa thuận 200 triệu USD mua máy bay Boeing

05/04/25 08:15 (GMT+7)

(VNF) - Hãng hàng không VietJet dự kiến sẽ ký một thỏa thuận tài chính trị giá 200 triệu USD với đối tác của quỹ đầu tư KKR tại Washington vào tuần tới, với sự tham dự của Boeing và Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Mỹ áp thuế 46%: Quảng Nam gửi thư cam kết đồng hành, hỗ trợ DN

Mỹ áp thuế 46%: Quảng Nam gửi thư cam kết đồng hành, hỗ trợ DN

05/04/25 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Lãnh đạo Quảng Nam cam kết đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp để đề xuất cấp có thẩm quyền về các giải pháp hỗ trợ thích ứng kịp thời với những thay đổi chính sách.

Đàm phán thuế đối ứng với Mỹ: Cách nào giúp Việt Nam thoát mức 46%?

Đàm phán thuế đối ứng với Mỹ: Cách nào giúp Việt Nam thoát mức 46%?

05/04/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo chuyên gia, Việt Nam không nên đàm phán với Mỹ theo từng lĩnh vực, vì Mỹ áp thuế toàn diện để đơn giản hóa quản lý và chú trọng tổng rào cản thương mại hơn là thuế từng ngành. Việt Nam cần tập trung vào chương trình cải cách kinh tế tổng thể, gồm cải cách thể chế, chuyển đổi sang kinh tế thị trường và thúc đẩy kinh tế tư nhân trong quá trình đàm phán.

 Lừa dối khách hàng, Quang Linh Vlogs đối diện với mức án nào?

Lừa dối khách hàng, Quang Linh Vlogs đối diện với mức án nào?

04/04/25 21:46 (GMT+7)

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án và 5 bị can, trong đó có Quang Linh Vlogs, liên quan đến vụ lừa dối khách hàng khi quảng bá sản phẩm kẹo rau Kera. Các bị can đối mặt với tội lừa dối khách hàng và có thể bị phạt đến 5 năm tù.

Truy nã quốc tế Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh

Truy nã quốc tế Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh

04/04/25 21:15 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Công Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, bị khởi tố với cáo buộc gây thiệt hại gần 100 tỷ đồng cho Nhà nước. Do bị can đã bỏ trốn, cơ quan an ninh điều tra đang làm các thủ tục để truy nã quốc tế.

Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế 2.058 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ việc

Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế 2.058 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ việc

04/04/25 19:24 (GMT+7)

(VNF) - Thực hiện 5.673 cuộc thanh tra trong quý I/2025, ngành Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế với tổng số tiền lên tới 2.058 tỷ đồng và 720ha đất.

Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục bị bắt

Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục bị bắt

04/04/25 18:53 (GMT+7)

(VNF) - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị cáo buộc có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.

Đòn giáng từ chính sách thuế Mỹ và cú hích từ đầu tư công đối với kinh tế Việt Nam

Đòn giáng từ chính sách thuế Mỹ và cú hích từ đầu tư công đối với kinh tế Việt Nam

04/04/25 17:57 (GMT+7)

(VNF) - Chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đầu tư công nổi lên như một điểm sáng tích cực có thể bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Nhựa, gỗ, thép và loạt nhóm hàng không chịu thuế đối ứng 46% của Mỹ

Nhựa, gỗ, thép và loạt nhóm hàng không chịu thuế đối ứng 46% của Mỹ

04/04/25 17:12 (GMT+7)

(VNF) - Về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hoá Việt Nam, ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết sẽ có một số mặt hàng không phải chịu thuế đối ứng như nhựa và các sản phẩm nhựa; hóa chất; gỗ và các mặt hàng gỗ; đồng và các sản phẩm đồng; thép, máy điện và thiết bị điện.

Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Hiếu thôi giữ các chức vụ

Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Hiếu thôi giữ các chức vụ

04/04/25 15:09 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Hiếu và cho thôi giữ các chức vụ.

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình

04/04/25 14:56 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thi hành kỷ luật ông Trương Hoà Bình.

Hai Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 gây lãng phí hơn 1.254 tỷ đồng

Hai Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 gây lãng phí hơn 1.254 tỷ đồng

04/04/25 14:26 (GMT+7)

(VNF) - Thanh tra Chính phủ chỉ ra 4 lãng phí tại dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức, với số tiền tạm tính khoảng 1.254,101 tỷ đồng.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế 'vi phạm nghiêm trọng' tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế 'vi phạm nghiêm trọng' tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức

04/04/25 11:44 (GMT+7)

(VNF) - Thanh tra Chính phủ xác định nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã có 'vi phạm nghiêm trọng' tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức.

Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị vi phạm đến mức phải kỷ luật

Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị vi phạm đến mức phải kỷ luật

04/04/25 11:29 (GMT+7)

(VNF) - Vi phạm của Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

04/04/25 11:14 (GMT+7)

(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.

Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ

Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ

04/04/25 10:18 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8/18 tội danh, trong đó có tham ô tài sản, nhận hối lộ.

Thị trường chứng khoán bán tháo, cơ hội mua vào cổ phiếu tốt

Thị trường chứng khoán bán tháo, cơ hội mua vào cổ phiếu tốt

04/04/25 08:15 (GMT+7)

(VNF) - VinaCapital cho rằng, đợt bán tháo này mở ra cơ hội cho các nhà quản lý quỹ chủ động mua vào những cổ phiếu có nền tảng vững chắc và ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế, với mức định giá hấp dẫn hơn.

Việt - Mỹ: Ký hợp đồng thương mại 94 tỷ USD, đàm phán thêm 36 tỷ USD

Việt - Mỹ: Ký hợp đồng thương mại 94 tỷ USD, đàm phán thêm 36 tỷ USD

04/04/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo Dragon Capital, tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị các thỏa thuận thương mại giữa hai nước đã đạt 90,3 tỷ USD. Vào ngày 13/3, Việt Nam tiếp tục ký kết thêm một thỏa thuận trị giá 4,15 tỷ USD, đồng thời đang đàm phán các hợp đồng khác với tổng giá trị 36 tỷ USD.

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực lâu dài'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực lâu dài'

04/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Bùi Quý Thuấn - Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) đánh giá ,việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây là một cơ hội để Việt Nam tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài.

Mỹ áp thuế đối ứng với hàng Việt: Mức 46% hiểu sao cho đúng?

Mỹ áp thuế đối ứng với hàng Việt: Mức 46% hiểu sao cho đúng?

03/04/25 21:55 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia cho rằng con số thuế suất đối ứng mà Tổng Thống Trump đưa ra được tính bằng chênh lệch thương mại hai chiều giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên.

Bộ Công Thương: Mức thuế Mỹ áp cho Việt Nam thiếu căn cứ và không công bằng

Bộ Công Thương: Mức thuế Mỹ áp cho Việt Nam thiếu căn cứ và không công bằng

03/04/25 19:53 (GMT+7)

(VNF) - Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Bộ Công Thương cho biết Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.

Chủ tịch Quảng Nam nói về việc sáp nhập với Đà Nẵng

Chủ tịch Quảng Nam nói về việc sáp nhập với Đà Nẵng

03/04/25 19:45 (GMT+7)

(VNF) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng để có không gian phát triển mạnh hơn và đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.

TT Trump áp thuế 46%: Thách thức ngắn hạn và cơ hội   chuyển đổi trong dài hạn

TT Trump áp thuế 46%: Thách thức ngắn hạn và cơ hội chuyển đổi trong dài hạn

03/04/25 16:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Trần Minh: "Nếu chính phủ và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy như đàm phán thương mại, đa dạng hóa thị trường, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam có thể giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội để củng cố nền kinh tế trong dài hạn'

Tin khác
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại

Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại

Các cơ quan hải quan Mỹ hôm 5/4 đã bắt đầu thu thuế quan 10% mà Tổng thống Donald Trump đơn phương áp lên tất cả đối tác thương mại.

Cảng container quốc tế HATECO chính thức hoạt động, công suất 2,2 triệu TEU/năm

Cảng container quốc tế HATECO chính thức hoạt động, công suất 2,2 triệu TEU/năm

VietJet đi Mỹ ký thỏa thuận 200 triệu USD mua máy bay Boeing

VietJet đi Mỹ ký thỏa thuận 200 triệu USD mua máy bay Boeing

Mỹ áp thuế 46%: Quảng Nam gửi thư cam kết đồng hành, hỗ trợ DN

Mỹ áp thuế 46%: Quảng Nam gửi thư cam kết đồng hành, hỗ trợ DN

Đàm phán thuế đối ứng với Mỹ: Cách nào giúp Việt Nam thoát mức 46%?

Đàm phán thuế đối ứng với Mỹ: Cách nào giúp Việt Nam thoát mức 46%?

 Lừa dối khách hàng, Quang Linh Vlogs đối diện với mức án nào?

Lừa dối khách hàng, Quang Linh Vlogs đối diện với mức án nào?

Truy nã quốc tế Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh

Truy nã quốc tế Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh

Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế 2.058 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ việc

Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế 2.058 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ việc

Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục bị bắt

Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục bị bắt

Đòn giáng từ chính sách thuế Mỹ và cú hích từ đầu tư công đối với kinh tế Việt Nam

Đòn giáng từ chính sách thuế Mỹ và cú hích từ đầu tư công đối với kinh tế Việt Nam

Nhựa, gỗ, thép và loạt nhóm hàng không chịu thuế đối ứng 46% của Mỹ

Nhựa, gỗ, thép và loạt nhóm hàng không chịu thuế đối ứng 46% của Mỹ

Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Hiếu thôi giữ các chức vụ

Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Hiếu thôi giữ các chức vụ

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình

Hai Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 gây lãng phí hơn 1.254 tỷ đồng

Hai Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 gây lãng phí hơn 1.254 tỷ đồng

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế 'vi phạm nghiêm trọng' tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế 'vi phạm nghiêm trọng' tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức

Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị vi phạm đến mức phải kỷ luật

Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị vi phạm đến mức phải kỷ luật

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ

Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ

Thị trường chứng khoán bán tháo, cơ hội mua vào cổ phiếu tốt

Thị trường chứng khoán bán tháo, cơ hội mua vào cổ phiếu tốt

Việt - Mỹ: Ký hợp đồng thương mại 94 tỷ USD, đàm phán thêm 36 tỷ USD

Việt - Mỹ: Ký hợp đồng thương mại 94 tỷ USD, đàm phán thêm 36 tỷ USD

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực lâu dài'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực lâu dài'

Mỹ áp thuế đối ứng với hàng Việt: Mức 46% hiểu sao cho đúng?

Mỹ áp thuế đối ứng với hàng Việt: Mức 46% hiểu sao cho đúng?

Bộ Công Thương: Mức thuế Mỹ áp cho Việt Nam thiếu căn cứ và không công bằng

Bộ Công Thương: Mức thuế Mỹ áp cho Việt Nam thiếu căn cứ và không công bằng

Chủ tịch Quảng Nam nói về việc sáp nhập với Đà Nẵng

Chủ tịch Quảng Nam nói về việc sáp nhập với Đà Nẵng

TT Trump áp thuế 46%: Thách thức ngắn hạn và cơ hội   chuyển đổi trong dài hạn

TT Trump áp thuế 46%: Thách thức ngắn hạn và cơ hội chuyển đổi trong dài hạn