'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Phó Thủ tướng, nhìn lại sau hơn 30 năm thực hiện thu hút ĐTNN đã cho thấy những kết quả thu được là rất quan trọng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vốn ĐTNN thực hiện tăng nhanh, đến nay đạt gần 350 tỷ USD, bình quân tăng trên 20%/năm trong 30 năm qua, đồng thời là khu vực tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế.
Các chỉ số về ĐTNN đều tăng như tỷ trọng trong GDP tăng từ 2,1% năm 1989 lên khoảng 20% năm 2018; xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu đến hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ, gấp hơn 4 lần so với năm 1988; đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước (NSNN), năm 2018, chiếm 20,9% tổng thu NSNN và là nguồn thu chủ yếu ở một số địa phương.
Năm 2018, khu vực ĐTNN thặng dư 32 tỷ USD (kể cả dầu thô), bù đắp 25,2 tỷ USD thâm hụt của khu vực trong nước, giúp cán cân thương mại thặng dư 6,8 tỷ USD.
Tính lũy kế đến hết tháng 6/2019, đã thu hút được 28.954 dự án còn hiệu lực đến từ 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký 351,66 tỷ USD; vốn thực hiện lũy kế đạt 200,5 tỷ USD, bằng 57% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Tuy nhiên, việc thu hút, quản lý và hoạt động ĐTNN vẫn còn những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới như chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng ĐTNN còn hạn chế. Các dự án ĐTNN chủ yếu quy mô nhỏ, công nghệ thấp, lạc hậu, thâm dụng lao động, tiêu hao nhiều năng lượng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Gần 50% số dự án có quy mô vốn dưới 1 triệu USD. Suất đầu tư trên 1 hecta đất sử dụng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo chưa cao (bình quân 3,7 triệu USD/ha). Số lượng dự án có công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ nguồn từ Hoa Kỳ và Châu Âu còn thấp (6%), chủ yếu là công nghệ trung bình (80%), trong đó xuất xứ từ Trung Quốc là 30 đến 40%.
Rất ít doanh nghiệp ĐTNN thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển hoặc tập đoàn đa quốc gia mở trụ sở tại Việt Nam. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với năng lực, lợi thế và chính sách ưu đãi. Tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư đăng ký chưa cao (khoảng 56%). Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực ĐTNN còn khiêm tốn; tốc độ tăng về số nộp ngân sách thấp hơn tốc độ tăng về lợi nhuận; tỷ trọng đóng góp cho NSNN có xu hướng giảm.
Hiện đang có tình trạng mất cân đối trong thu hút và sử dụng ĐTNN, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội và vùng có điều kiện thuận lợi như Đông Nam Bộ (42,12%), đồng bằng sông Hồng (29,5%). Chưa thu hút được nhiều vào nông nghiệp (1,8% về số dự án và 1% về vốn đăng ký); phát triển kết cấu hạ tầng hoặc các dịch vụ giáo dục-đào tạo, y tế, môi trường.
ĐTNN chủ yếu đến từ Châu Á (chiếm 75,7% tổng vốn đăng ký), từ Châu Âu, Châu Mỹ còn ít (12,7%). Mới có khoảng 100 tập đoàn trong danh sách 500 tập đoàn hàng đầu thế giới có đầu tư tại Việt Nam. Nhà ĐTNN trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất chưa tham gia tích cực xây dựng nhà ở xã hội, thiết chế văn hóa, y tế... và phát triển đô thị; xuất hiện tình trạng quá tải ở một số địa bàn (Đồng Nai, Bắc Ninh...).
Bên cạnh đó, liên kết giữa khu vực ĐTNN với khu vực kinh tế trong nước chưa chặt chẽ. Số hợp đồng chuyển giao công nghệ còn thấp (mới có khoảng 1.000 hợp đồng). Tỷ lệ nội địa hóa chưa cao, bình quân 20-25%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Đặc biệt, đã xuất hiện những vấn đề tiêu cực và mới phát sinh. Hiện tượng chuyển giá gia tăng về số lượng và mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp. Năm 2017, trong tổng số 16.718 doanh nghiệp báo cáo, có 2.673 doanh nghiệp lỗ mất vốn. Trong 2.673 doanh nghiệp lỗ mất vốn có đến 1.590 doanh nghiệp (60%) lỗ mất vốn nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh. Có hiện tượng một số nhà ĐTNN không có năng lực tài chính, nhiều doanh nghiệp ĐTNN có “vốn mỏng”; hệ số vốn vay trên vốn chủ sở hữu cao (qua rà soát nhanh 140 doanh nghiệp có dư nợ vay nước ngoài trung dài hạn cao, có đến 46 doanh nghiệp có tổng mức vay nước ngoài tối đa ở trên mức 4 lần vốn chủ sở hữu thì đều là các doanh nghiệp ĐTNN). Có dự án hàng tỷ USD nhưng chủ yếu là vốn vay dẫn đến tăng chi phí và khấu hao, làm giảm lợi nhuận và nghĩa vụ với NSNN, gia tăng sức ép, rủi ro về nợ nước ngoài của quốc gia. Có hiện tượng đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” thông qua cá nhân, tổ chức người Việt Nam...
Vẫn theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, mục tiêu đặt ra là phải hoàn thiện thể chế, chính sách hợp tác ĐTNN có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, cần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Cơ cấu lại hệ thống các cơ quan xúc tiến đầu tư hiện có (không thành lập mới) theo hướng chuyên nghiệp, tách bạch với chức năng quản lý nhà nước về ĐTNN; gắn kết với xúc tiến thương mại và du lịch phù hợp với đặc thù từng địa phương.
Chính phủ cũng sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ĐTNN. Xử lý nghiêm tình trạng thực hiện thể chế, chính sách thiếu thống nhất giữa Trung ương và địa phương, giữa các địa phương. Nghiêm cấm việc cấp, điều chỉnh, quản lý, đàm phán dự án ĐTNN, ban hành quy định ưu đãi, hỗ trợ đầu tư... trái thẩm quyền, trái quy định pháp luật...
Chính phủ sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra gắn với nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và người đứng đầu. Xử lý dứt điểm các dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm, dự án không thực hiện đúng cam kết. Phòng ngừa, giải quyết sớm, có hiệu quả các tranh chấp liên quan đến ĐTNN.
Đồng thời, sẽ kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về ĐTNN theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, thống nhất một đầu mối tại các bộ, ngành, địa phương. Đẩy mạnh phân công, phân cấp, phối hợp gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát. Chú trọng nâng cao năng lực và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ,phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về đầu tư đồng bộ, liên thông với các lĩnh vực lao động, đất đai, thuế, hải quan, tín dụng, ngoại hối...
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.