'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới đã đề ra mục tiêu: Giai đoạn 2021 – 2025, vốn đăng ký khoảng 150 - 200 tỷ USD (30 - 40 tỷ USD/năm), vốn thực hiện khoảng 100 - 150 tỷ USD (20 - 30 tỷ USD/năm);
Giai đoạn 2026 – 2030, vốn đăng ký khoảng 200 - 300 tỷ USD (40 - 50 tỷ USD/năm), vốn thực hiện khoảng 150 - 200 tỷ USD (30 - 40 tỷ USD/năm).
Bình luận về những con số mục tiêu này GS Nguyễn Mại cho rằng “đó là những con số rất quan trọng”.
Ông Mại cho hay năm 2019, nếu làm tốt, vốn FDI thực hiện sẽ đạt khoảng 19,5 tỷ USD. Như vậy, giai đoạn tiếp theo đặt mục tiêu vốn thực hiện 20 – 30 tỷ USD (tức trung bình 25 tỷ USD, cao hơn khoảng 5 tỷ USD so với năm 2019) là hợp lý.
Ông Mại lý giải: theo Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, ta có 712.000 doanh nghiệp trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân; ta có 25.000 doanh nghiệp FDI nữa. Doanh nghiệp FDI bao giờ cũng đóng góp 22- 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Thêm mỗi 5 tỷ USD trong các năm tới chính là giữ vững tỷ lệ 22 – 23% tổng vốn đầu tư xã hội của khối FDI.
Tương tự ở giai đoạn sau, mỗi năm vốn thực hiện 30 – 40 tỷ USD, tức trung bình 35 tỷ USD, cũng chính bằng 22 – 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội
“Với tư cách người nghiên cứu kinh tế, tôi cho đó là con số cần đạt được, không nên thấp hơn cũng không nên cao hơn”, ông Mại nói.
“Vì dù chúng ta có 712.000 doanh nghiệp trong nước và 5 triệu hộ kinh doanh nhưng vốn trong nước vẫn hạn hẹp nên ta cần thêm một lượng vốn FDI để có tổng vốn đầu tư toàn xã hội bằng 30% GDP, như vậy mới có thể tăng trưởng GDP 7 – 8%/năm.
“Ta thu hút FDI không thể ít hơn nhưng cũng không thể cao hơn con số đó, vì cao hơn có nghĩa là giảm thị phần của doanh nghiệp trong nước. Đừng quên doanh nghiệp trong nước hiện nay không chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn có 12.000 doanh nghiệp lớn, trong đó có những doanh nghiệp rất lớn”, ông Mại phân tích.
Ông Mại tái khẳng định: “Chúng ta phải nhớ rằng, khác với thập niên 90 của thế kỷ trước, khi ta chưa có bao nhiêu vốn đầu tư trong nước nên phải ưu tiên cho đầu tư nước ngoài, giờ ta đã có rồi thì nên giữ ở mức 22 – 23%. Đây là tỷ lệ hợp lý”.
Phân tích thêm về mục tiêu vốn thực hiện trong các giai đoạn, ông Mại cho rằng nếu theo dõi từ năm 2010 đến nay thì có thể thấy vốn giải ngân bằng 60 – 70% vốn đăng ký là hoàn toàn làm được.
“Vốn giải ngân 20 tỷ USD/vốn đăng ký 30 tỷ USD, đây là con số chấp nhận được”, ông nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhắc lại câu chuyện cũ: “Cho đến bây giờ, ta vẫn còn 300 tỷ USD chưa giải ngân. Tôi đã nhiều lần nói có lẽ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê nên làm lại con số vốn đăng kí, vì thực sự có những vốn đăng kí từ lâu lắm rồi mà không thực hiện. Trong số 300 tỷ USD chưa thực hiện đấy có 200 tỷ USD là không bao giờ thực hiện”.
Theo ông Mại, trong số 100 tỷ USD có thể giải ngân, nên chia làm 3 loại. Thứ nhất là loại gặp khó khăn do chưa có mặt bằng, chưa được cấp giấy phép xây dựng; để giải quyết thì chính quyền cần hỗ trợ.
Thứ hai là loại thiếu vốn, cần vay mượn; để giải quyết thì chính quyền cần thảo luận với nhà đầu tư về cách vay mượn; ngân hàng trong nước có thể cho vay hoặc nhà đầu tư trong nước có thể tham gia liên danh.
Thứ ba là loại thực sự khó khăn, không giải ngân được. Đối với loại này, chính quyền cho thời gian 6 tháng để nhà đầu tư tự giải quyết; sau 6 tháng không làm được thì xóa dự án, như vậy đỡ con số ảo 300 tỷ USD.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.