'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tăng trưởng phụ thuộc lớn vào FDI
- Ông đánh giá như thế nào về làn sóng FDI đến Việt Nam trong thời gian qua?
Các con số về FDI thời gian qua cho thấy dòng vốn FDI đang chảy mạnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thu hút FDI của Việt Nam cần được nhìn nhận trên nhiều bình diện.
Hiện nay, tăng trưởng của nền kinh tế đang phụ thuộc rất nhiều vào FDI và động lực của nền kinh tế là phụ thuộc vào cải cách thể chế. Như vậy, nếu cứ phụ thuộc FDI và cứ bằng lòng với tăng trưởng GDP 5 - 7% nhờ gia tăng đầu tư, xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI, chúng ta khó có cải cách được. Nếu đặt giả thiết có thể "không có đầu tư FDI", lúc này các cơ quan Nhà nước phải giải bài toán tìm đâu động lực, họ buộc phải hỗ trợ kinh tế tư nhân trong nước.
Tôi đến các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên... hoàn toàn vẫn là mô hình khai thác tài nguyên đất đai và lao động giá rẻ, kết hợp với mở cửa thị trường để thúc đẩy tăng trưởng, càng phụ thuộc FDI thì nguồn lực trong nước càng bị chèn ép.
Chênh lệch giữa GNP và GDP đầu người ở các địa phương có nhiều doanh nghiệp FDI rất chênh lệch, điều này chứng tỏ người dân không có nhiều giá trị gia tăng trong nước, không được hưởng về sự phát triển do FDI mang lại. Trong khi đó, tiền chuyển ra nước ngoài ngày càng lớn.
- Nhưng không thể không phủ nhận những đóng góp của FDI cho nền kinh tế, thưa ông?
Tôi không phủ nhận những đóng góp của các doanh nghiệp nước ngoài với nền kinh tế nhưng với mỗi nhóm doanh nghiệp thì cần phải nhìn nhận đúng vai trò của họ trong nền kinh tế. Nhìn vào thực trạng nền kinh tế, có thể thấy, doanh nghiệp FDI đang phát triển theo hướng riêng của mình. Đa số các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang gia công rồi xuất khẩu chứ không phải để phục vụ nhu cầu trong nước.
Chúng ta không phủ nhận những công sức mà FDI mang lại nhưng về lâu dài, phải thúc đẩy doanh nghiệp trong nước. Đây không phải là vấn đề có thể thay đổi nhanh chóng trong một sớm, một chiều nhưng đây phải là phải là việc chúng ta nên ưu tiên làm.
Đã rất nhiều người nói Việt Nam có hai nền kinh tế trong một quốc gia, đó là kinh tế FDI và kinh tế do doanh nghiệp Việt, người Việt điều hành. Một bên là sự phát triển nhanh chóng, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, khai thác được lợi thế mở cửa. Một bên là doanh nghiệp Nhà nước đang "oằn mình" thay đổi; các doanh nghiệp tư nhân bé nhỏ đang cặm cụi, vật lộn với bài toán: vốn, thị trường và chuỗi cung ứng....
Bản thân các nước lớn, họ tận dụng FDI nhưng không quá đà, vẫn phải nuôi dưỡng, chăm trồng cho doanh nghiệp tư nhân trong nước lớn lên, để nuôi dưỡng nền kinh tế của đất nước tự chủ, thịnh vượng. Việt Nam nên thế và cần thế vì đó là quy luật tất yếu.
Làm rõ khái niệm thế nào là đầu tư có chất lượng
- Ý của ông là thu hút FDI phải dựa trên chất lượng chứ không phải chỉ là những con số. Nhưng điều này lại không hề dễ, thưa ông?
Muốn thu hút đầu tư FDI có chất lượng, Chính phủ phải định nghĩa rõ ràng khái niệm "đầu tư có chất lượng là đầu tư gì?".
Từ định nghĩa đó, chúng ta ra các tiêu chí sàng lọc, thể hiện qua chính sách. Mỗi chính sách dựa trên tiêu chí giữa các vùng miền với nhau, ngành nghề với nhau. Từ tiêu chí đó mình mới đi mời gọi người ta, nhắm đến những nhà đầu tư chất lượng, không thể có một chính sách mà sử dụng cho tất cả tỉnh thành phố được. Để làm được việc đó. Chính phủ cần thay đổi cách tiếp cận, không theo lối may sẵn như trước đây, mà phải theo lối may đo với từng gói cụ thể, đối với từng dự án cụ thể, từng nhà đầu tư cụ thể.
Đồng thời, từ thay đổi đó, nhà nước chỉ nên tập trung thu hút nhà đầu tư dự án quy mô lớn. Tiêu chí đầu tiên là loại những dự án nhỏ. Chỉ tìm nhà đầu tư có uy tín, có trách nhiệm xã hội, đặc biệt, cương quyết từ chối dự án đầu tư từ thiên đường thuế.
Hiện nay, tôi thấy chúng ta vẫn đang lựa chọn các nhà đầu tư thiên về lượng, luôn nói là nhà đầu tư này nhà đầu tư kia, nhưng dòng đó có đáp ứng được mục tiêu của ta hay không, có chất lượng hay không? thì đó mới là câu cần trả lời, chứ không phải thu hút bằng mọi giá, bằng ổ này ổ kia. Mình phải lo ổ cho cái mình đang cần, chứ ko phải lo ổ cho bất cứ ai. Theo tôi là cách tiếp cận rất cần phải thay đổi, và cách tiếp cận đó mới thực hiện được Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, còn nếu không cuối cùng thì ta chỉ chạy theo số lượng.
Hành động của chúng ta phải hướng đến nhà đầu tư có chất lượng, nghĩa là mình phải ra những tiêu chí sàng lọc ngay từ đầu. Ví dụ, đối với nhóm đầu tư theo cơ chế thị trường, lựa chọn Việt Nam vì nhận thấy những mặt lợi ích, đối với nhóm này Chính phủ không cần làm gì nhiều về mặt ưa đãi, nhà đầu tư sẽ tự tìm đến.
Tuy nhiên, đối với nguồn đầu tư lớn, có nhiều lựa chọn đi kèm thì Chính phủ nên tìm cách tiếp cận để xử lý. Ưu đãi về thuế, về chính sách, đất đai để mời gọi họ vào, đặc biệt khi nguồn lực của chúng ta đang bị hạn chế, thì chúng ta phải ưu đãi vào những chỗ thực sự chúng ta cần.
Việt Nam có 63 tỉnh thành trực thuộc trung ương, các địa phương khác nhau sẽ có những điều kiện và lợi thế khách nhau. Trong đó, có địa phương đủ điều kiện để tiếp cận đầu tư chất lượng cao. Ví dụ như TP. Hà Nội, hoàn toàn đủ các điều kiện.
Và chắc chắn, nhà đầu tư cũng chỉ lựa chọn vào những tỉnh phù hợp với tiêu chí, chứ ko phải vào tràn lan. Do vậy, những tình thành khác phải rút bài học 35 năm, chúng ta phải thu hút đầu tư nào mà dân mình được hưởng mới là điều quan trọng.
Không nên thu hút đầu tư bằng mọi giá, nếu mình thu hút đầu tư mà ở đó tăng trưởng 10 - 20% nhưng dân địa phương vẫn thu nhập thấp thì không nhất thiết phải thu hút những anh đầu tư như thế.
Để đạt được mục tiêu, yêu cầu doanh nghiệp Việt phải tích cực, củ động tăng cường liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng rất cần nhận diện những tác động chính sách từ cấp vĩ mô.
Cuồi cùng, cần kéo dài thêm chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Tôi muốn kéo dài đến ngày 31/12/2025. Tôi nhìn thì khó khăn của doanh nghiệp còn rất nhiều. Bây giờ nói nhiều đến gọi là quan hệ hoặc những mô hình kinh tế mới, semiconductor, rồi chuyển đổi xanh…. tất cả mọi việc đều làm phải có nền tảng. Hay xem thử chúng ta có cơ hội gì, năng lực đến đâu và chúng ta phải làm vì ta không phụ thuộc vào bên ngoài. Có lẽ phải tư duy lại có tư duy đột phá và cách nhìn dài hạn hơn chứ còn lặt vặt, nhìn lụn vụn thì lại sẽ ách tắc.
"Chính sách thu hút vốn đầu tư của Việt Nam đã có sự thay đổi. Cụ thể, trong Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị, đã thay đổi chính sách thu hút vốn FDI bằng mọi giá sang thu hút có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Trước đây, do thiếu nhiều thứ nên chúng ta cần thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam vừa để giúp người Việt có thêm công ăn việc làm, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhưng hiện nay, năng lực của các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được thị trường nội địa. Thậm chí, chúng ta còn có một số doanh nghiệp có tiếng tăm trên thị trường quốc tế. Vì vậy, Việt Nam không phải bất chấp thu hút vốn FDI như trước, thay vào đó lựa chọn dòng vốn FDI chất lượng cao", GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. |
Đón đại bàng không đơn giản là dọn đất xây nhà máy Tiềm năng và cơ hội phát triển của công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam là điều không còn phải bàn cãi. Song, để có thể thực sự đón đầu làn sóng bán dẫn, Việt Nam vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là về nhân lực. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.