Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo nữ đại biểu Đà Nẵng, doanh nghiệp cho rằng có đến 90% dự án ODA của các cơ quan nhà nước mất trung bình 6 tháng để phê duyệt, của các tổ chức ngoài Nhà nước mất trung bình là từ 12-16 tháng. Bà Thuý cũng đưa ra tính toán, nếu mỗi dự án có kinh phí trung bình là 1-2 triệu USD, chỉ với 100 dự án thì nhà nước đã mất khoảng 50-100 triệu USD/năm vì thủ tục. “Bộ trưởng bình luận như thế nào về ý kiến này?" – ĐB Thuý chất vấn.
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng thông tin, về nguyên tắc, ODA là nguồn ngân sách nhà nước nên việc sử dụng phải đảm bảo hiệu quả và phải nằm trong trần nợ công, bội chi, nợ Chính phủ được Quốc hội cho phép.
Người đứng đầu Bộ KH-ĐT khẳng định, quy trình thủ tục được thiết kế hết sức chặt chẽ gồm 4 bước: Đề xuất dự án, quyết định chủ trương, quyết định đầu tư và ký kết hiệp định triển khai dự án. “4 quy trình này đều phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép, nhưng thực tế, quy trình này phức tạp hơn vì bên cạnh quy trình trong nước phải thực hiện yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài” – ông Dũng giải thích.
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cũng cho hay, thời gian chuẩn bị dự án không phải chỉ 6 tháng mà trung bình khoảng 2 – 3 năm, có dự án lớn, phức tạp phải 5 năm mới xong. Ông cho rằng, chúng ta chuẩn bị dự án càng kỹ càng tốt, chất lượng càng cao thì khi triển khai thực hiện thì càng nhanh, càng hiệu quả, không làm phát sinh chi phí.
"Đây là yêu cầu và thông lệ quốc tế mà chúng tôi đang hướng tới là phải tăng cường khâu chuẩn bị dự án để khi ký hiệp định mới bắt đầu mới phát sinh chi phí là phí lãi vay và phí cam kết. Nếu chuẩn bị dự án không tốt, chi phí đó sẽ phát sinh” – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin.
Về các bước thủ tục phê duyệt dự án như đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý nêu, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cũng thừa nhận có những trường hợp chất lượng hồ sơ còn chưa tốt, thiếu, chưa đầy đủ, giải trình nhiều lần. Các bộ ngành, cơ quan tham gia xử lý chưa nhanh, thiếu nhất quán, còn chung chung nên khi tổng hợp báo cáo Thủ tướng còn mất nhiều thời gian. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhận trách nhiệm về việc này, đồng thời hứa sẽ rà soát, đôn đốc làm sao để giải quyết thủ tục minh bạch, nhanh hơn.
Về chi phí, Bộ trưởng Dũng cho rằng khi bắt đầu ký hiệp định triển khai dự án mới phát sinh chi phí nên khâu chuẩn bị dự án không phát sinh chi phí.
Chưa thoả mãn với phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý giơ biển tranh luận và nhấn mạnh, chi phí mà bà muốn nói là chi phí cơ hội do chính thủ tục của ta đặt ra.
Bà Thuý tiếp tục chất vấn: “Trong hoàn cảnh đất nước gặp khó khăn tài chính, có được nguồn ngân sách tài trợ, đặc biệt là nguồn ODA nhân đạo không hoàn lại thì càng đáng quý, nhưng khi làm thủ tục tiếp nhận lại gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thủ tục trong nước gây ra như yêu cầu tổ chức nhận vốn ODA phải có cơ quan chủ quản trong khi luật pháp không quy định mà văn bản dưới luật lại tạo ra rào cản này?”.
Bà cũng đưa ra dẫn chứng cụ thể minh chứng cho quan điểm của mình, Trung tâm phát triển y tế cộng đồng đăng ký là tổ chức khoa học công nghệ theo Nghị định 81, đã thực hiện tốt giai đoạn của Dự án phòng chống HIV AIDS được Mỹ tiếp tục tài trợ giai đoạn 2 với kinh phí là 4,5 triệu USD. Trung tâm mất 21 tháng với khoảng 60 văn bản gửi các nơi liên quan đến nay mới xong được 1/3 giai đoạn phê duyệt. Điều này khiến nhà tài trợ là Đại sứ quán Mỹ sốt ruột phải gửi thư đến chính quyền.
“Tôi đề nghị Bộ đánh giá xem quy trình thủ tục như vậy trung bình hết bao nhiêu thời gian ở các cấp, gây tốn kém, thất thoát cho nhà nước bao nhiêu tiền? Tại sao vốn ODA nhân đạo không hoàn lại phải phê duyệt phức tạp như vậy để làm gì. Trong khi vốn vay lại để tràn lan, vô cùng lãng phí mà Bộ lại không biết hiệu quả của khoản tiền vay” – nữ dại biểu nêu quan điểm.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.