Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Giải trình về các vấn đề trong trong thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn chiều 29/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh trước khi Luật Đầu tư công ban hành thì công tác quản lý đầu tư công nằm ở các văn bản dưới luật,.
Điều này dẫn đến tình trạng quyết định đầu tư dự án tuỳ tiện, quyết định khi không biết có tiền hay không, sau đó mới xin vốn; không đủ vốn thì xin ứng trước nên kéo dài và nợ đọng.
Theo ông Dũng, đây là hệ quả của giai đoạn trước đây mà trong những năm 2016 – 2020, Chính phủ phải tập trung xử lý. Ông Dũng cũng nhấn mạnh đây cũng là mục đích của việc xây dựng Luật Đầu tư công.
Đề cập đến kết quả của việc xây dựng Luật Đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết cơ bản đã giảm sự dàn trải trong đầu tư công, từ gần 21.000 dự án (2011 – 2015) xuống còn hơn 9.620 dự án 2016 – 2020, trong đó hơn 8.000 dự án 2011 – 2015 chuyển tiếp sang. Tất cả dự án khởi công mới ở trung ương, địa phương chỉ là 412 dự án với số vốn hạn hẹp, chưa tới 4%.
Chính phủ đã tập trung vào trả nợ đọng xây dựng cơ bản, trong đó có nợ ứng trước giai đoạn trước là hơn 50.000 tỷ đồng… Cùng với đó, nợ đọng xây dựng cơ bản đã chấm dứt tới 31/12/2014, khi Luật Đầu tư công có hiệu lực. Nợ đọng phát sinh sau ngày 1/1/2015 là hành vi vi phạm pháp luật.
“Tất cả số vốn bố trí nhiệm kỳ này đã đủ để trả nợ hết nợ đọng xây dựng cơ bản giai đoạn trước”, ông Dũng thông tin.
Ông Dũng nhấn mạnh ý thức chấp hành pháp luật trong đầu tư công được nâng cao, giảm nhiều việc quyết định tuỳ tiện trong quyết định giao vốn đầu tư công.
Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thừa nhận một số bất cập trong đầu tư công được các đại biểu nêu như chậm giao vốn, giao vốn nhiều lần, hiệu quả dự án không cao…
“Chúng tôi đã có nhiều đoàn xuống địa phương, lắng nghe bất cập, để đưa ra giải pháp thúc đẩy giải ngân nhanh vốn đầu tư công, song thực tế như các đại biểu nêu còn rất nhiều hạn chế”, ông Dũng chia sẻ.
Ông cho hay ngoài trình sửa Luật Đầu tư công và ban hành các văn bản pháp luật tạo sự đồng bộ, Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp và tinh thần chung là “phân cấp triệt để cho địa phương”, quản lý chặt chẽ, hiệu quả Luật Đầu tư công.
Ông cho rằng đã tiến được một bước khá dài, do đó không thể để quay lại như giai đoạn trước. Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh phải gắn xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong tổ chức thực hiện giải ngân vốn, phân bổ vốn.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng trước đây nguồn vốn đầu tư công được xây dựng hàng năm nên xảy ra tình trạng ăn đong, xin cho, vốn ít nhưng dự án thì nhiều, dàn trải dẫn đến nợ đọng. Nhưng hiện nay, Chính phủ đã làm theo kế hoạch 5 năm cộng với rà soát hàng năm đã hạn chế rất nhiều tình trạng này.
Theo đó, các dự án sẽ được gói gọn trong 5 năm để xem xét có bao nhiêu tiền, từ đó chủ động chọn dự án, sắp xếp ưu tiên, đảm bảo làm dự án nào là phải đủ vốn ngay và làm xong đưa vào sử dụng khai thác ngay.
Phân tích rõ hơn, Bộ trưởng Dũng cho biết Luật Đầu tư công hiện đang quy định, xác định vốn bao nhiêu rồi mới lập dự án, sau đó mới tới các bước tiếp theo như thẩm định, đưa vào kế hoạch trung hạn, rồi giao vốn…
Ưu điểm của quy định này là hạn chế được cắt khúc hàng năm, tăng tính khả thi của kế hoạch và tăng tính dự báo, giảm cơ chế xin – cho… Bên cạnh đó, các bộ, ngành địa phương chủ động được mà không cần xin ai.
Tuy nhiên, vì kế hoạch ban hành kèm theo danh mục nên khi danh mục bổ sung mới rất khó khăn. Ví dụ dự án mới muốn bổ sung vào kế hoạch 5 năm thì phải trình Quốc hội với thủ tục rất phức tạp.
Về việc giao vốn chậm, nhiều lần và giải ngân chậm, ông Dũng giải thích do Quốc hội mới thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn được 2 năm và đây là lần đầu tiên thực hiện nên còn “lúng túng, chưa quen”.
“Quy định của Luật Đầu tư công là khi giao vốn kế hoạch đầu tư công phải đủ thủ tục nên tỉnh nọ chờ tỉnh kia, bộ nọ chờ bộ kia. Khi chưa đủ thủ tục thì không thể giao kế hoạch do vi phạm pháp luật”, Bộ trưởng chia sẻ và mong đại biểu Quốc hội thông cảm, việc giao chậm là khó tránh do quy định chặt chẽ của Luật.
Tuy nhiên, ông cũng đặt vấn đề tại sao cùng một mặt bằng pháp luật mà có tỉnh giao vốn chậm, tỉnh giao vốn nhanh; tỉnh giải ngân chậm, tỉnh giải ngân nhanh? Từ đó, ông Dũng cho rằng cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các bộ ngành và tránh nhiệm người đứng đầu, nếu không tình trạng này tái diễn 1-2 năm tới và khó khắc phục. Ông Dũng đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.