'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đề nghị giảm mức hình phạt cho 22 bị cáo so với khi luận tội
Theo đó, đại diện viện kiểm sát nêu rõ, diễn biến phiên tòa đã làm sáng tỏ vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát một cách khách quan, toàn diện.
Viện kiểm sát ghi nhận xuyên suốt quá trình xét xử, một số bị cáo đã ăn năn hối cải; tích cực, nộp thêm tiền khắc phục hậu quả vụ án; luật sư bào chữa cung cấp thêm các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo. Tổng tiền khắc phục phát sinh tại tòa tính đến hôm nay là hơn 73 tỷ đồng.
Cụ thể, bị cáo Nguyễn Cao Trí (chủ tịch HĐQT Tập đoàn Capella) và gia đình tích cực nộp khắc phục hậu quả trong phiên tòa, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, gia đình bị cáo có truyền thống cách mạng… nên viện kiểm sát giảm mức đề nghị từ 10-11 năm tù xuống 9-10 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản.
Với bị cáo Trương Huệ Vân (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Vạn Thịnh Phát), bị cáo ăn năn hối cải, quá trình phạm tội của bị cáo trong hoàn cảnh phụ thuộc, tin tưởng hoàn toàn vào người cô ruột là bị cáo Trương Mỹ Lan. Luật sư cung cấp thêm các tình tiết giảm nhẹ là bằng khen, giấy khen, thư cảm ơn của các cấp khi bị cáo Vân tham gia phòng chống dịch Covid-19. Bị cáo cũng có ý thức chủ động vận động gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả. Do đó, Viện Kiểm sát đề nghị mức án 17-18 năm tù, thay cho mức 19-20 năm đề nghị trước đó.
Đối với bị cáo Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Times Square, chồng bị cáo Trương Mỹ Lan), Viện Kiểm sát đánh giá, bị cáo không tham gia điều hành SCB, phạm tội do tin tưởng vợ. Tại tòa, bị cáo thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội. Viện Kiểm sát đề nghị giảm mức án đề nghị xuống 10-11 năm, thay vì 11-12 năm.
Đại diện Viện Kiểm sát cũng đề nghị giảm mức án đối với các cựu lãnh đạo SCB, Vạn Thịnh Phát và các công ty liên quan như: Trần Thị Mỹ Dung (nguyên Phó Tổng Giám đốc SCB) được đề nghị giảm xuống mức 18-19 năm; Đặng Phương Hoài Tâm (Trưởng Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) giảm xuống mức 17-18 năm; Đỗ Phú Huy (cựu Thành viên Hội đồng Tín dụng Hội sở SCB) mức 14-15 năm tù; Từ Văn Tuấn (cựu Giám đốc Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale SCB) mức 10-11 năm; Lê Khánh Hiền (cựu Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT SCB) mức 5-6 năm tù; Võ Văn Tường (cựu Giám đốc Phòng Tái thẩm định SCB) mức 3-4 năm tù; Bùi Ngọc Sơn (cựu nhân viên Phòng Tái thẩm định SCB) mức 3-4 năm tù.
Hồ Bửu Phương (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Vạn Thịnh Phát) mức 18-19 năm; Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) mức 18-19 năm; Dương Tấn Trước (Tổng Giám đốc Công ty Tường Việt) mức 13-14 năm tù; Đặng Quang Nguyên (Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Lavifood) mức 4-5 năm tù; Nguyễn Phi Long (Tổng Giám đốc Công ty CP Lavifood) mức 6-7 năm tù; Cao Việt Dũng (Chủ tịch HĐTV Công ty Tường Việt) mức 3-4 năm tù; Trần Thị Kim Chi (nhân viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) mức 5-6 năm tù.
Với các bị cáo thuộc nhóm thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Viện Kiểm sát đánh giá các bị cáo thành khẩn khai báo, nộp lại toàn bộ tiền hưởng lợi.
Viện Kiểm sát đề nghị mức án Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng) từ 14-15 năm xuống mức 11-12 năm; Nguyễn Thị Phi Loan (cựu Cục phó Cục II - NHNN) 5-6 năm; Võ Văn Thuần (cựu Phó Chánh thanh tra NHNN Chi nhánh TPHCM) 6-7 năm; Phan Tấn Trung (Phó Chánh Thanh tra NHNN chi nhánh TPHCM) 6-7 năm; Nguyễn Tín (cựu Tổ trưởng Tổ giám sát tại SCB) 4-5 năm.
Đối với các bị cáo khác, Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố và nội dung luận tội.
Đỗ Thị Nhàn thay đổi lời khai
Ngày 3/4, quá trình đối đáp với quan điểm bào chữa của luật sư, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM đã phân tích, đánh giá lại hành vi phạm tội đối với bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước).
Viện Kiểm sát xác định bị cáo Nhàn đã 4 lần nhận tiền từ bị cáo Văn trong suốt quá trình thanh tra tại ngân hàng này. Lần thứ nhất nhận tiền là gặp tại trụ sở làm việc. Lần thứ 2 là sau khi gặp bị cáo Lan và bị cáo Lan đã nhờ bị cáo Nhàn 'tháo gỡ khó khăn với tư cách trưởng đoàn thanh tra, giúp đỡ cho SCB'. Lần thứ 3 là trước 10 ngày ban hành kết luận thanh tra SCB, tại nhà bị cáo Nhàn. Lần thứ 4 là sau khi bàn hành kết quả thanh tra.
Đại diện Viện Kiểm sát xác định bị cáo Nhàn không có ý định trả lại tiền. Thế nhưng, quá trình xét xử vụ án, bị cáo này lại nhiều lần nói rằng mình 'nhận tiền thụ động', nhiều lần có ý định trả lại tiền nhưng chưa được. Kiểm sát viên phân tích nếu có ý định trả lại tiền thì ngay lần đầu Văn đến đưa 200.000 USD, bị cáo Nhàn đã trả lại.
Trong lần thứ 3, bị cáo không có ở nhà nhưng vẫn cho bị cáo Văn vào nhà, đưa mật khẩu cho Văn. Điều này thể hiện ý thức bị cáo đồng ý cho bị cáo Văn vào nhà đưa tiền.
Lần thứ 4 sau khi ban hành kết quả thanh tra, bị cáo đã nhận đủ 5,2 triệu USD. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022, bị cáo đã xé nhỏ số tiền này để gửi ở nhà người thân, người quen. Cơ quan chức năng đã đến những địa chỉ này để thu lại tiền.
Đối với quan điểm bị cáo cho rằng việc thay đổi kế hoạch thanh tra không phải do bị cáo chủ động kiến nghị. Viện Kiểm sát nói nội dung này không đúng, khác hoàn toàn với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra. Kiểm sát viên đánh giá bị cáo đã chủ động thu hẹp nội dung thanh tra sau 5 ngày làm việc.
Việc thay đổi lời khai này không được xem là chứng cứ mới. Chính thái độ quanh co này của bị cáo, Viện Kiểm sát đề nghị Họi đồng Xét xử xem xét lại việc áp dụng tình tiết ăn năn, hối cải của bị cáo.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.