Đề xuất cơ chế đặc thù đẩy nhanh dự án đường Vành đai 4 TP.HCM
(VNF) - TP. HCM và các tỉnh kiến nghị Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ dự ánđường Vành đai 4 TP. HCM.
Tại cuộc họp mới đây giữa TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An với đại diện Bộ Giao Thông vận tải đã thống nhất kiến nghị Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ dự ánđường Vành đai 4 TP. HCM.
Theo đó, giao UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư dự án; được sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của dự án qua hai địa phương.
Ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh Long An 75% tổng mức vốn ngân sách tham gia dự án; Cho phép tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án không vượt quá 70% tổng mức đầu tư dự án.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công (đoạn trên địa bàn tỉnh Long An).
Cho phép thông qua chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 TP. HCM trên cơ sở quy mô, hướng tuyến đã nghiên cứu trong hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Sau khi cấp thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương (TP. HCM, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương) thực hiện các thủ tục để cập nhật, điều chỉnh các đồ án quy hoạch có liên quan trước khi cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định.
Chấp thuận giao UBND các địa phương (TP. HCM, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương) làm cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thực hiện đầu tư các dự án thành phần của đường Vành đai 4 TP. HCM thuộc địa phận của từng địa phương đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Dự án đường Vành đai 4 TP. HCM dự án dài hơn 200km, đi qua 5 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư hơn 135.000 tỷ đồng. Trước đây, dự án được chia thành 5 dự án thành phần do các tỉnh, thành nghiên cứu độc lập.
Dự án được thiết kế chuẩn cao tốc, chia thành hai nhóm dự án thành phần. Trong đó, gồm nhóm dự án thành phần 1 giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom dân sinh và nhóm dự án thành phần 2 là xây dựng đường cao tốc.
Từ giữa tháng 10/2024, TP. HCM được Thủ tướng giao là cơ quan có thẩm quyền tổ chức hoàn thiện báo cáo dự án tổng thể trên cơ sở tổng hợp từ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án thành phần của các địa phương. Đến nay, hồ sơ kỹ thuật tổng thể của dự án cơ bản hoàn tất. Hiện còn hai vấn đề lớn cần thống nhất là về nguồn vốn và phương thức đầu tư.
Tại cuộc họp, TP. HCM và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất cố gắng tự cân đối nguồn vốn để thực hiện dự án.
Riêng tỉnh Long An, dự án đi qua tỉnh dài hơn 78km, với số vốn khoảng 43.000 tỷ đồng. Do khó khăn về ngân sách nên tỉnh Long An cam kết cân đối khoảng 10.000 tỷ đồng, kiến nghị Trung ương hỗ trợ 33.000 tỷ đồng.
Đối với đoạn qua tỉnh Bình Dương, đã được HĐND tỉnh thông qua chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Bình Dương đề nghị được thực hiện theo chủ trương đã được HĐND tỉnh thông qua và kiến nghị được hưởng các cơ chế, chính sách chung dành cho dự án đường Vành đai 4. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai thống nhất giao nhiệm vụ thực hiện cầu Thủ Biên (nối hai tỉnh) về tỉnh Đồng Nai chủ trì…
Cấp tập tính cách mở rộng cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận vì quá tải
- Khởi động kế hoạch làm Vành đai 4 - TP.HCM 16/10/2024 02:15
- 'Siêu dự án' 136.000 tỷ đồng: Đại lộ phát triển mới cho TP.HCM 17/09/2024 08:18
- Chính phủ hối thúc ra chính sách đặc thù làm Vành đai 4 - TP.HCM 02/09/2024 08:15
Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.