Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 23/12, tại Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Bình Định đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 22 dự án.
Một số dự án tiêu biểu gồm: Khu đô thị và du lịch An Quang (huyện Phù Cát), vốn đầu tư 5.229 tỷ đồng của Công ty cổ phần An Quang Holdings; Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tekcom Central (thành phố Quy Nhơn) với tổng vốn đầu tư 980 tỷ đồng của Công ty cổ phần Tekcom Central;
Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), tổng vốn đầu tư 900 tỷ đồng của Công ty TNHH Thông Thuận; Dự án Khu nhà ở kết hợp chỉnh trang đô thị tại khu vực phía Nam và phía Bắc đường Tăng Bạt Hổ, tổng vốn đầu tư 861 tỷ đồng của Công ty CP Phú Tài.
UBND tỉnh Bình Định cũng trao biên bản ghi nhớ cho nhà đầu tư của 23 dự án gồm: Dự án Xây dựng nhà máy điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi với công suất 2.000MW, vốn đầu tư dự kiến khoảng 4,8 tỷ USD của STS Development; Dự án Điện gió ngoài khơi tại huyện Phù Mỹ, vốn đầu tư dự kiến khoảng 4,6 tỷ USD của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam);
Dự án Nhà máy chế biến bột giấy và giấy Bình Định tại huyện Phù Mỹ, vốn đầu tư dự kiến khoảng 21.700 tỷ đồng của Công ty cổ phần Quản lý Đầu tư Mekong; Dự án Tổ hợp sản xuất Hydro, Cảng tổng hợp và dự án Khu công nghiệp Phù Mỹ, vốn đầu tư dự kiến khoảng 21.000 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Hướng Việt
UBND tỉnh Bình Định còn trao biên bản ghi nhớ cho dự án Khu đô thị phức hợp nghỉ dưỡng và sân Golf Long Biên Bình Định, vốn đầu tư dự kiến khoảng 12.000 tỷ đồng của Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên (thuộc Tập đoàn Him Lam); dự án Sân Golf, vốn đầu tư dự kiến 12.000 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Xuân Cầu HOLDINGS.
Ngoài ra còn có dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng, vốn đầu tư dự kiến 11.200 tỷ đồng của Tập đoàn KING RIDGE MARK (USA), STS Development và Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Nhơn Hội; dự án Khu đô thị tại thành phố Quy Nhơn, vốn đầu tư dự kiến 3.000 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Ngân Tín.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, Bình Định cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là tạo đột phá cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục; lắng nghe, đối thoại, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài theo định hướng phát triển của tỉnh, nhất là nhân lực công nghệ thông tin, kỹ thuật công nghệ, du lịch, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao. Xây dựng các chế độ, chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao tới làm việc tại Bình Định.
Bên cạnh đó, cần huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước, tư nhân và các nguồn lực hợp pháp khác để tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông có ý nghĩa chiến lược, kết nối Bình Định với các địa phương trong khu vực, cả nước và quốc tế. Ưu tiên đầu tư các dự án động lực, có tính lan tỏa, tạo không gian phát triển mới.
Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cam kết, tỉnh sẽ nỗ lực, năng động, đổi mới sáng tạo, quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành theo tinh thần “làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá”; chuyển đổi tư duy từ “chính quyền quản lý” sang “chính quyền phục vụ”, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ.
Theo Quy hoạch, đến năm 2030, Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, là trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch và văn hóa phía Nam của vùng; trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại. Đến năm 2050, Bình Định tiếp tục thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Đồng thời, trở thành trung tâm kinh tế biển; trung tâm khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nơi ứng dụng trí tuệ nhân tạo quan trọng của Việt Nam; trung tâm du lịch lớn của cả nước, trung tâm kết nối khu vực vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; Tây Nguyên và hành lang kinh tế Đông - Tây. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.