Đề xuất TP. HCM thu phí carbon, lấy tiền hỗ trợ xuất khẩu qua EU
Hải Đường -
29/02/2024 22:48 (GMT+7)
(VNF) - Nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH) đề xuất 3 kịch bản về chính sách cho thành phố, trong đó đề xuất chính quyền thành phố ban hành một loại phí mới là phí carbon, sử dụng số thu từ nguồn này hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang châu Âu.
(Ảnh minh hoạ)
TP. HCM cần tham gia tích cực vào thị trường carbon
Thị trường carbon là một công cụ kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu, được chia thành 2 loại là thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH) cho biết, thị trường carbon bắt buộc đã được chứng minh là có hiệu quả nhất trong việc giảm phát thải khí nhà kính, đơn cử như Hệ thống Thương mại khí thải Liên minh châu Âu (EU-ETS) là thị trường carbon bắt buộc lâu đời và thành công nhất thế giới, giúp giảm phát thải khí nhà kính trong khu vực EU hơn 40% kể từ năm 2005.
Theo Quyết định 3273/QĐ-UBND, TP. HCM đặt mục tiêu giảm phát thải 10% vào 2030 và 30% nếu có thêm sự trợ giúp quốc tế - tương đương khoảng 4-12 triệu tấn carbon trong vòng 7 năm tới.
Nhóm chuyên gia của UEH cho rằng mục tiêu này sẽ là thách thức lớn đối với TP. HCM nếu như chỉ dựa vào thị trường carbon bắt buộc.
TP. HCM hiện chỉ có 140 doanh nghiệp tham gia vào thị trường carbon bắt buộc, trong khi đó, thành phố có tới hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tổng lượng phát thải khí nhà kính tại địa phương này lại lớn nhất cả nước chiếm 23,3%, tương đương 57,6 triệu tấn.
Nhóm chuyên gia của UEH cho rằng TP. HCM cần tham gia tích cực hơn vào thị trường carbon tự nguyện.
Theo đó, quy mô về nhu cầu tín chỉ carbon ở TP. HCM là rất tiềm năng khi địa phương này có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất cả nước, cùng với đó là lượng doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao, nhận thức về bảo vệ môi trường của cá nhân và tổ chức ở mức cao (theo báo cáo về mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022).
Ở thị trường carbon tự nguyện, TP. HCM có thể đóng 3 vai trò: bên bán, bên mua, hay vai trò trung gian hỗ trợ thị trường. Với những hạn chế của TP. HCM về tài nguyên rừng, về nông nghiệp – những nguồn có thể cung cấp tín chỉ carbon tiềm năng trong tương lai, nhóm chuyên gia của UEH đã đề xuất một nguồn cung tín chỉ carbon mà thành phố có thể đẩy mạnh là từ giao thông.
Đề xuất ban hành phí carbon đối với doanh nghiệp
Tháng 10/2023, EU đã ban hành cơ chế thuế carbon xuyên biên giới (CBAM) nhằm đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh thương mại quốc tế và thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính. CBAM sẽ áp dụng thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu vào EU dựa trên lượng khí thải nhà kính (trực tiếp và gián tiếp) phát thải trong quá trình sản xuất. Nhóm chuyên gia của UEH cho rằng điều này sẽ tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU trong ngắn hạn.
Với việc Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM được thông qua, nhóm chuyên gia của UEH cho rằng TP. HCM có thể chủ động phát triển các giải pháp, sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp để có thể thích ứng tốt với quy định thuế carbon xuyên biên giới hiện hành của EU.
Nhóm nghiên cứu của UEH đã đề xuất 3 kịch bản chính sách cho TP. HCM để ứng phó với tác động của CBAM.
Thứ nhất, chính quyền thành phố hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh tốc đồ đầu tư vào công nghệ tiên tiến, giảm phát thải carbon.
Thứ 2, chính quyền thành phố chủ động đẩy mạnh đầu tư vào các tài sản công trên địa bàn thành phố để giảm thiểu phát thải từ việc sử dụng điện, hướng đến lộ trình trở thành một nhà cung cấp tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện.
Thứ 3, chính quyền thành phố ban hành một loại phí mới là phí carbon, sử dụng số thu từ nguồn này hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang châu Âu.
Theo đó, cơ chế CBAM cho phép doanh nghiệp khi tính toán lượng tín chỉ carbon cần mua để xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu được phép kê khai trừ lại những phần mà doanh nghiệp này đã trả cho thuế carbon hoặc các khoản tương tự ở quốc gia khác nếu xác thực được chính xác nghĩa vụ doanh nghiệp đã thực hiện. Cơ chế CBAM không hướng tới việc tối ưu nguồn thu cho EU mà chỉ ưu tiên cho các mục tiêu về môi trường.
Kịch bản ban hành phí carbon được xem là giải pháp hoàn toàn mới và có khả năng ban hành nhanh hơn so với với sự ra đời của Luật Thuế carbon, góp phần gia tăng nguồn thu tự chủ cho TP. HCM.
(VNF) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đồng thời triển khai các giải pháp mạnh mẽ cho năm 2025 để tiếp tục phát huy lợi thế này, thúc đẩy sự phát triển bền vững và đồng bộ của các ngành công nghiệp, năng lượng, và dịch vụ.
(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên vừa khởi tố nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Bật Khách về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
(VNF) - ông Nguyễn Hoàng Linh – Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank VCBF nhận định: "Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng rất cao nhưng nếu nhìn chỉ tiêu tăng trưởng từng khu vực sẽ thấy nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch",
(VNF) - Theo chỉ đạo, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương sau khi sắp xếp phải hoàn thành tổ chức đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2025-2030 trước ngày 31/10/2025.
(VNF) - Diễn đàn Kinh doanh và Đầu tư Việt Nam – UAE mang đến những cơ hội kết nối, hợp tác chiến lược và mở ra nhiều triển vọng trong việc phát triển quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.
(VNF) - Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường, chúng ta phải dựa vào kinh tế tư nhân, hay còn gọi là kinh tế nhân dân”,
(VNF) - Theo kế hoạch, trước ngày 30/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
(VNF) - Tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP. HCM với huyện Cần Giờ do Vingroup đề xuất có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD).
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,
(VNF) - Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan gọi Nguyễn Văn Hậu (Hậu "pháo") đến nhà riêng và nói “chị có việc, chuẩn bị ngay cho chị 1 triệu USD”, rồi giơ 1 ngón trỏ bàn tay phải ra hiệu.
(VNF) - Với khối tài sản khủng, Nguyễn Văn Hậu (Hậu 'Pháo'), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã đưa hối lộ hơn 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức các địa phương.
(VNF) - Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, cho rằng nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị Mỹ áp thuế là hoàn toàn hiện hữu, và chính phủ nên chủ động thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ này.
(VNF) - Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành thu giữ hàng loạt tài sản có giá trị.
(VNF) - Từ ngày 18 đến 20/3, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao đến từ 58 tập đoàn hàng đầu của Mỹ tới Hà Nội trong khuôn khổ Chương trình Giao thương tại Việt Nam năm 2025.
(VNF) - Phát biểu tại buổi tọa đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”, Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhấn mạnh rằng: "Quản trị hiệu quả nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm".
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ ngày 1/9.
(VNF) - TS Võ Trí Thành khẳng định, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế, cần xây dựng một tầm nhìn chiến lược toàn diện, kết hợp giữa nỗ lực tự thân của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
(VNF) - Ngày 17/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn trong đó có cựu bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn và nhận hối lộ.
(VNF) - Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người dân có phải làm lại căn cước công dân (CCCD) khi có sự thay đổi về địa giới hành chính hay không?.
(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đồng thời triển khai các giải pháp mạnh mẽ cho năm 2025 để tiếp tục phát huy lợi thế này, thúc đẩy sự phát triển bền vững và đồng bộ của các ngành công nghiệp, năng lượng, và dịch vụ.