Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sáng 24/4, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021.
Chia sẻ tại đại hội, Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho hay tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của thị trường là 22% trong khi của Techcombank là 46%. Vì vậy, biên lãi thuần NIM của Techcombank rất cao nhưng không phải do lãi suất cho vay cao mà do chi phí thấp, điều này cho phép ngân hàng không cần cho vay lĩnh vực rủi ro cao mà vẫn đạt được lợi nhuận cao.
Tổng giám đốc Jens Lottner cho biết thêm mục tiêu của Techcombank là đạt tỷ lệ CASA 55% vào năm 2025.
Liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2021, Chủ tịch Techcombank cho hay ngân hàng đang được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng 12%, nếu được phép ngân hàng sẽ tăng trưởng cao hơn. Do đó, mức tăng trưởng lợi nhuận kế hoạch 25,3% trong năm 2021 cũng là trên quan điểm thận trọng dựa theo kế hoạch tăng trưởng tín dụng 12%, đồng nghĩa mức tăng lợi nhuận thực tế năm nay có thể cao hơn kế hoạch.
Tại đại hội, Chủ tịch Hồ Hùng Anh nhấn mạnh ở thời điểm hiện tại, giá trị vốn hóa của Techcombank đạt khoảng gần 6 tỷ USD, vượt kế hoạch đặt ra trước đây.
Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc làm thế nào đạt được mục tiêu 20 tỷ USD giá trị vốn hóa vào năm 2025, Tổng giám đốc Techcombank cho biết ngân hàng có kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận mỗi năm khoảng 23-25%. Dựa trên tỷ lệ P/E hiện tại thì trong 5 năm tới, Techcombank hoàn toàn có thể đạt được mức vốn hóa 20 tỷ USD.
Vị lãnh đạo này cho biết thêm, từ trước đến nay, Techcombank khá tập trung vào ngành bất động sản nhưng ngân hàng lựa chọn rất kỹ càng đối tác. Ông khẳng định người dân Việt Nam, đặc biệt là phân khúc khách hàng thu nhập cao và thu nhập khá, đã và đang có nhu cầu nhà ở rất lớn và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Bên cạnh đó, Techcombank cũng sẽ đa dạng hóa sang các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hàng tiêu dùng nhanh (FMCGs); cùng với đó, phục vụ đa dạng không chỉ khách hàng lớn mà còn tập trung phục vụ cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lý giải về việc hệ thống mobile banking đôi khi có trục trặc, Tổng giám đốc Techcombank cho biết khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính bây giờ rất khác so với cách đây 5 năm. Chẳng hạn như cuối tuần, khách hàng sẽ phải giao dịch thông qua kênh số do chi nhánh vật lý đóng cửa. Trước đây 1 giây chỉ vài chục nghìn giao dịch nhưng hiện nay lên đến vài triệu, vài chục triệu giao dịch.
Để khắc phục vấn đề trên, vị này cho biết Techcombank đang rất tham vọng với dự án đưa nền tảng giao dịch của ngân hàng lên điện toán đám mây. "Techcombank hiện đang xin Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo về việc đưa dữ liệu lên điện toán đám mây. Chúng tôi tin rằng trong vài năm tới, khi đưa được nền tảng giao dịch lên điện toán đám mây sẽ khắc phục được các sự cố giao dịch, do điện toán đám mây gần như không có giới hạn về giao dịch", Tổng giám đốc Jens Lottner nói.
Một số cổ đông đặt câu hỏi về hợp tác giữa Techcombank với Masan, người đứng đầu ban điều hành ngân hàng cho biết việc hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tại các cửa hàng tiện lợi VinMart+ của Masan mới chỉ là ý tưởng sơ khởi, Techcombank và Masan đang làm việc với nhau và đang xin phép Ngân hàng Nhà nước. Phía Ngân hàng Nhà nước đang có quan điểm rằng hình thức hợp tác này còn mới, cần phải nghiên cứu thêm.
Một đại diện quỹ đầu tư đặt vấn đề rằng nhiều năm qua, Techcombank tiên phong và dẫn đầu thị trường ở nhiều mảng kinh doanh, tuy nhiên hiện nay khoảng cách với các ngân hàng khác đang dần bị xóa nhòa. Tổng giám đốc Techcombank cho hay đúng là nhiều ngân hàng đã bắt chước các sản phẩm mà Techcombank từng tiên phong, chẳng hạn như chính sách miễn phí giao dịch.
Thời gian tới, Techcombank sẽ cung cấp các dịch vụ khó bắt chước, khó lặp lại hơn, ví dụ như cung cấp công cụ riêng hỗ trợ tư vấn bảo hiểm để tăng cường mức độ chuyên nghiệp cho nhân viên; hay như sử dụng các "cỗ máy khai thác dữ liệu" để hỗ trợ ra quyết định phê duyệt tín dụng nhanh chóng...
Kết thúc đại hội, toàn bộ tờ trình cổ đông đã được thông qua.
* * *
Trước đó, theo tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên được Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố, năm 2021, ngân hàng này đặt mục tiêu đạt dư nợ tín dụng 356.199 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2020 và trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Huy động vốn mục tiêu đạt 334.291 tỷ đồng, tăng trưởng 14,7%.
Đáng chú ý, Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2021 lên đến 19.800 tỷ đồng, tăng 25,3% so với năm 2020.
Tỷ lệ nợ xấu dự kiến ở mức dưới 2%.
Ban lãnh đạo Techcombank cho biết sẽ nâng hiệu suất bằng việc tập trung nguồn lực gia tăng số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA), tập trung vào các chuỗi giá trị mua nhà, bất động sản và khách hàng có thu nhập cao.
Trong năm 2021, Techcombank cũng sẽ tập trung nguồn lực vào các nền tảng ngân hàng giao dịch với khách hàng; nâng cấp các quy trình tín dụng; đưa ra quy trình phù hợp với các khách hàng, giảm tối đa thời gian đạt được “chấp thuận”; phân tích dữ liệu để có những hiểu biết sâu sắc về khách hàng; tạo nền tảng công nghệ cho việc xây dựng và triển khai các sản phẩm và dịch vụ tài chính chuyên biệt...
Tại đại hội, Techcombank tiếp tục trình cổ đông không chia cổ tức, đồng nghĩa giữ lại hơn 26.700 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Song song, ngân hàng dự kiến sẽ phát hành hơn 6 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
HĐQT Techcombank cũng trình đại hội đồng cổ đông bầu bổ sung ông Hồ Anh Ngọc vào HĐQT. Được biết, ông Hồ Anh Ngọc sinh năm 1992, là em trai của Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh. Ông Ngọc hiện là Chủ tịch HĐQT của 3 công ty là: Công ty Cổ phần One Mount Group, Công ty Cổ phần 1MG Housing và Công ty Cổ phần One Distribution.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.