VNF

VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về vấn đề này.

Vốn bảo trì chỉ đáp ứng 30%

- Xin ông cho biết, tại sao năm 2019, vận tải đường sắt không có sự tăng trưởng?

Đường sắt mang tính đặc thù, ở đây nó khác với đường bộ. Vì đường bộ nếu đầu tư sẽ có một tuyến đường mới, một đoàn xe mới sẽ đem lại tăng trưởng mới, nhưng với đường sắt nếu đầu tư thêm một toa xe thì nó cũng không có tăng trưởng vì toa xe mới chỉ thay thế toa xe cũ. Chứ nó không gia tăng tổng số toa xe. Đấy là mấu chốt của câu chuyện.

Thứ 2, đó là vốn duy tu bảo trì cho đường sắt cũng không được đáp ứng, vì đường sắt đã hơn 100 năm qua và đang xuống cấp. Nên nhớ, vốn bảo trì hiện nay chỉ đáp ứng chỉ 30-40%.

Nếu tính theo định mức thì tới 70 năm phải thay một vòng toàn bộ hệ tống nhà ga, nâng cấp toa tàu, đường sắt. Nhưng hiện đầu tư cho đường sắt hết sức nhỏ giọt mang tính duy trì đường sắt khổ đơn hiện tại, vì thế, rất khó cạnh tranh với đường bộ, hàng không (đang được đầu tư mạnh mẽ).

- Trước những khó khăn đó, ngành đường sắt cần làm gì để giữ vững thị phần, thưa ông?

Đầu tiên, chúng tôi đã nâng cấp thời gian một số tuyến tàu, thay đổi lịch giờ tàu chạy để ưu tiên những tuyến chính có thế mạnh. Nên hiểu như thế này, ví dụ một đoàn tàu tầm 500 chỗ thì đi từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn thì chỉ có khoảng 15 người là đi hết tuyến.

Còn lại tập trung đông vào các chặng ngắn khoảng 300m như Hà Nội – Vinh hay TP.HCM – Nha Trang. Vấn đề chính là phải nâng cao chất lượng toa tàu và phong cách phục vụ trên tàu.

Chúng tôi không thể cạnh tranh về thời gian chạy tàu vì hạ tầng đường sắt chỉ có vậy, nếu rút ngắn được 1 tiếng là cực kì khó khăn vì rủi ro hạ tầng. Thay vào đó, đường sắt sẽ rút ngắn thời gian bốc dỡ tại 2 đầu bến, phải giảm tác nghiệp tại các ga.

Hiện nay có những đoàn tàu chạy rất hiệu quả, chạy cho Viettel. Nhưng khó khăn lớn nhất là hệ thống kho bãi 2 đầu của chúng ta cực kì yếu nên nó làm cho chi phí xếp dỡ tăng nên tổng chi phí vận tải nó tăng. Và cái thứ 2 là tổng thời gian xếp dỡ chưa được hợp lí. Mà điều kiện đầu tiên để thực hiện được điều đó là kho bãi phải chuẩn.

2020 sẽ là năm khó khăn với ngành đường sắt

- Trong năm mới, mục tiêu của ngành đường sắt thế nào, thưa ông?

Sang năm 2020, chúng tôi phải đối mặt với một thực tế là khó khăn hơn năm 2019 và năm 2021 còn khó khăn hơn 2020, đó là vì đường sắt sẽ thực hiện gói cải tạo nâng cấp hạ tầng. Khi thực hiện gói này, một số điểm đường phải phong tỏa.

Mà phân tỏa đường thì đối với tốc độ đường sắt khổ đơn hiện tại và cự li chạy Bắc - Nam là một bất lợi cực kì lớn.

Hiện chúng ta phải chạy tới 30 tiếng, nên dẫn đến việc phong tỏa bất kì thời điểm nào cũng rất khó. Cái này dẫn đến chúng ta phải dừng sản xuất kinh doanh hàng loạt. Việc vừa sửa đường, vừa chạy tàu sẽ rất khó khăn.

- Hiện tại, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đang gặp khó khăn vì là doanh nghiệp nhưng bị chi phối bởi 2 cơ chế, ông đánh giá thế nào ý kiến này?

Chúng ta có 5 loại hình vận tải. Các loại hình giao thông như hàng không, đường bộ, hàng hải có cơ chế khác và đường sắt là một cơ chế khác.

Thứ nhất, nhà ga và đường sắt là của nhà nước, 2 phương thức này nhà nước không đầu tư hoặc đầu tư rất ít vào cải tạo nâng cấp hạ tầng, không mở tuyến mới cả trăm năm nay.

Với hàng không, đường băng, khu bay là của Nhà nước đầu tư, còn nhà ga là do Tổng Công ty hàng không Việt Nam (ACV) xây dựng và khai thác kinh doanh. Còn đường sắt thì không kinh doanh nhà ga. Chính do những điểm nghẽn đó mà đường sắt cũng chậm phát triển, phần đầu tư nhà ga đường sắt cũng không mấy được quan tâm.

Cần thương mại hoá các nhà ga đường sắt

- Vậy theo ông, cần phải có cơ chế để các nhà ga đường sắt đẩy mạnh thực hiện thương mại?

Thực tế, trên toàn tuyến đường sắt Bắc – Nam cũng chỉ có vài ga là có thể thực hiện tốt nhiệm vụ thương mại. Có những ga chỉ để tàu vào tránh nhau thôi chứ không phục vụ thương mại được vì không có khách.

Vậy nên trong luật đường sắt cũng đã gợi mở vấn đề này. Ai kinh doanh và kinh doanh thế nào? Sẽ có 1 tổ chức đứng ra để theo dõi vốn này và trích khấu hao. Tăng vốn đường sắt bằng cách đầu tư kho bãi.

Nguyên tắc đầu tiên là chỉ hợp tác kinh doanh chứ không chuyển đổi sở hữu bởi vì đất là hạ tầng của nhà nước thì không thể chuyển đổi cho ai mà chỉ hợp tác kinh doanh.

- Hiện tại, có một số địa phương đang đề xuất di dời nhà ga ra khỏi trung tâm thành phố để chiếm “đất vàng”, ông đánh giá sao về vấn đề này?

Thứ nhất chúng ta hãy nhìn các nước phát triển, không ai di dời nhà ga từ nội đô ra ngoài, chỉ xây thêm. Ví dụ ở Paris, mỗi ngày khoảng 15.000 chuyến tàu. Xuất phát từ đâu? Nhu cầu của người dân là có thật.

Còn trách nhiệm của cơ quan nhà nước là tạo thuận lợi cho người dân chứ không phải vì nhu cầu của nhà nước.

Đối với Việt Nam, chúng ta đang trả giá cho một bài học đau đớn đấy là chúng ta đã cắt đường sắt rất nhiều. Tại thời điểm mà chúng ta cắt đường sắt thì nhu cầu chưa lớn, và vì nhu cầu chưa lớn nên các phương thức khác có thể đảm nhiệm được.

Nhưng bây giờ nhu cầu hàng hóa tăng lên dẫn tới các phương thức kết nối khác nó bộc lộ nhược điểm kể cả về chi phí, an toàn giao thông. Thì lúc đấy ta mới thấy được nhu cầu của đường sắt nhưng đường sắt đã bị phá mất rồi.

Những thứ này không phải nhìn ra được ngày một ngày hai, mà đó là cả quá trình.

Thứ hai, khi di chuyển nhà ga ra khỏi nội đô tức là ta đã cắt vùng kết nối, vùng hậu phương nhà ga của tuyến đường.

Nếu như hôm nay ta nhìn thấy bài học mà chúng ta đã cắt đường, mà chúng ta lại di dời nhà ga ra thì bài học đó còn đau đơn hơn rất nhiều.

Chúng ta đừng sửa một cái sai bằng cái sai lớn hơn. Chúng ta đang hướng về người dân, về đô thị chứ không phải lợi ích của đường sắt. Đường sắt liên kết các tỉnh, các thành phố, đó là lợi ích của quốc gia.

Cảm ơn ông!

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

Về hay ở: Lựa chọn của '3 ông Anh'

Về hay ở: Lựa chọn của '3 ông Anh'

(VNF) - Cuộc tranh luận liên quan đến vấn đề nhân tài nên "về hay ở" đã làm nóng công luận trong tuần qua. Được sự đồng ý của tác giả, VietnamFinance trân trọng giới thiệu góc nhìn của Tiến sỹ Huỳnh Thế Du về vấn đề này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được vinh danh lãnh đạo thế giới vì hòa bình

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được vinh danh lãnh đạo thế giới vì hòa bình

(VNF) - Diễn đàn toàn cầu Boston (BGF) ngày 9/12 đã quyết định trao giải thưởng "Lãnh đạo thế giới vì hòa bình, an ninh và phát triển" cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

6 tháng tới, Yahoo 'rất có thể' sẽ chính thức bị bán

6 tháng tới, Yahoo "rất có thể" sẽ chính thức bị bán

(VNF) - Theo tờ Business Insider, nhà phân tích Robert Peck của hãng SunTrust, chuyên gia "tiên tri" hàng đầu thế giới về Yahoo, cho rằng khả năng cao Yahoo sẽ chính thức được bán trong nửa đầu năm 2016.

Sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên TPP sắp tới

Sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên TPP sắp tới

(VNF) - Quan điểm của ông Fred Burke, một luật sư giàu kinh nghiệm về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, về vấn đề sở hữu trí tuệ trong "kỷ nguyên TPP".

Hợp tác công-tư và khả năng cạnh tranh điểm đến trong ngành du lịch

Hợp tác công-tư và khả năng cạnh tranh điểm đến trong ngành du lịch

(VNF) - Chuyên gia về du lịch nêu quan điểm về vấn đề "cạnh tranh điểm đến" như là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch.

Thoái vốn tại Cienco 5: Bán trọn lô hơn 100 tỷ đồng

Thoái vốn tại Cienco 5: Bán trọn lô hơn 100 tỷ đồng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục cho thoái vốn tại một Cienco, tiếp tục lộ trình thoái vốn khá quyết liệt hiện nay.

Tướng Nguyễn Đức Chung chính thức trở thành Chủ tịch Hà Nội

Tướng Nguyễn Đức Chung chính thức trở thành Chủ tịch Hà Nội

(VNF) - Thủ tướng đã chính thức phê chuẩn chức danh Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, trong khi nhiều địa phương khác cũng đã bầu Chủ tịch mới.

An ninh lương thực với nhân tố mới nổi từ nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc

An ninh lương thực với nhân tố mới nổi từ nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc

(VNF) - Góc nhìn của Tiến sỹ Phạm Quang Diệu về vấn đề an ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh.

Bến xe tải 'ẩn mình' trong dự án Hapulico Complex

Bến xe tải "ẩn mình" trong dự án Hapulico Complex

(VNF) - Một bến xe tải được mở ra trong khuôn viên dự án Hapulico Complex. Sự việc này đã được diễn ra hơn 1 năm nay khiến nhiều người dân lo ngại.

Ghế tổng giám đốc Eximbank có chủ mới

Ghế tổng giám đốc Eximbank có chủ mới

(VNF) - Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã chính thức bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc, Phó Tổng Giám đốc thường trực Eximbank giữ chức quyền Tổng Giám đốc thay cho cho ông Phạm Hữu Phú.