Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan đến vụ án ông Lưu Bình Nhưỡng và Phạm Minh Cường.
Rà soát văn bản kiến nghị, phiếu chuyển đơn của ông Lưu Bình Nhưỡng
Theo đó, Công an tỉnh Thái Bình đề nghị các đơn vị này rà soát toàn bộ các văn bản kiến nghị, phiếu chuyển đơn hoặc văn bản khác do ông Lưu Bình Nhưỡng ký với chức vụ đại biểu Quốc hội hoặc Phó trưởng ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các sở ban ngành, đơn vị trực thuộc.
Giai đoạn rà soát kể từ tháng 7/2016 đến nay, kèm theo kết quả xử lý, trả lời đối với các văn bản, phiếu chuyển đơn nêu trên của ông Lưu Bình Nhưỡng.
Trước đó, ngày 14/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (sinh năm 1963) trú tại quận Tây Hồ, TP. Hà Nội để điều tra về tội cưỡng đoạt tài sản.
Quá trình bắt, khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án theo quy định.
Ông Lưu Bình Nhưỡng sinh năm 1963, tại huyện Hưng Hòa, tỉnh Thái Bình. Ông có bằng tiến sĩ luật, từng là giảng viên Đại học Luật Hà Nội, giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế.
Ông Lưu Bình Nhưỡng nguyên là Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp. Năm 2018, ông Lưu Bình Nhưỡng được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban dân nguyện.
'Đóng góp tốt thì ghi nhận, nhưng vi phạm thì phải xử lý’
Việc ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường, sinh năm 1986 (thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 3 tiền án), trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về tội cưỡng đoạt tài sản.
Trước đó vào tháng 5, Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Minh Cường (tức Cường "quắt", trú xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) về tội cưỡng đoạt tài sản.
Theo tài liệu điều tra, khi biết thông tin một số doanh nghiệp được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác cát tại mỏ cát ven biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, Phạm Minh Cường cùng đồng bọn đã tự ý xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều nhằm gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải trả tiền theo khối lượng cát khai thác được, hoặc bán lại một phần cho Cường với giá rẻ hơn giá thị trường.
Từ năm 2020 đến 2022, Cường và đồng bọn đã chiếm đoạt được của các doanh nghiệp số tiền hàng tỷ đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư của tỉnh.
Thời điểm đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình cho biết sẽ tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, tập trung làm rõ những trường hợp tiếp tay, giúp sức cho Cường "quắt".
Cuối tháng 4/2022, đối tượng Cường "quắt" và 4 người khác cũng đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam bị can để điều tra hành vi cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng.
Trong vụ án này, Cường "quắt" được xác định là người cầm đầu băng nhóm tội phạm hoạt động tại một số huyện ven biển của Thái Bình theo hình thức xã hội đen.
Nói về vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho biết vụ án này đang được các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình trực tiếp thụ lý giải quyết và "chưa thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo". Hiện, các cơ quan chức năng đang thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền.
Theo ông Yên, thông qua sự việc, cần thấy rõ đối với ông Lưu Bình Nhưỡng là người có nhiều ý kiến ở các diễn đàn khác nhau. Những đóng góp tốt thì chúng ta phải ghi nhận nhưng những vi phạm cũng phải xử lý.
Ông Yên cũng khẳng định việc quyết định khởi tố một vụ án, quyết định khởi tố một bị can, đặc biệt áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt tạm giam là cực kỳ nghiêm trọng. Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ, không một cơ quan nào có thể tự ý thực hiện không đúng luật. Toàn bộ hoạt động của cơ quan điều tra được Viện kiểm sát cùng cấp kiểm soát trực tiếp, toàn diện và chịu trách nhiệm về việc phê chuẩn.
Liên quan đến vụ án này, tại buổi tiếp xúc cử tri vào chiều qua (30/11), đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban An toàn thực phẩm TP. HCM vừa cho biết vụ việc của ông Lưu Bình Nhưỡng sẽ được tiến hành giải quyết theo đúng quy trình.
"Qua vụ án tôi muốn nhấn mạnh quan điểm không có vùng cấm. Bất cứ ai, nếu vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm, xử lý thích đáng của pháp luật. Nếu như chúng ta cứ cho rằng một người làm luật là không thể vi phạm luật, một bác sĩ không thể bệnh, một luật sư không thể gây tội thì không có... Chuyện gì xảy ra sẽ do trách nhiệm cá nhân mỗi con người", đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan nói.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.