'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong báo cáo của Chính phủ đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 trình Quốc hội chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ KH-Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, giải ngân vốn đầu tư công đã từng bước được cải thiện nhờ những nỗ lực tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, tốc độ giải giải ngân vốn đầu tư công có sự cải thiện rõ rệt qua các tháng, quý.
Hiện tại, đã khắc phục cơ bản tình trạng quyết định chủ trương và quyết định đầu tư tùy tiện, không căn cứ khả năng cân đối vốn. Cùng với đó, khắc phục tình trạng các dự án đầu tư vượt quá kế hoạch vốn được giao, gây nợ đọng xây dựng cơ bản, quản lý chặt chẽ việc ứng trước dự toán kế hoạch đầu tư công.
Đặc biệt, đã cải thiện tình trạng kế hoạch đầu tư công bị cắt khúc thông qua việc đổi mới công tác lập, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công, chuyển từ lập kế hoạch hằng năm sang kết hợp giữa kế hoạch trung hạn và hằng năm.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách cho biết đồng tình với các kết quả đạt được, nhưng Uỷ ban này cũng lưu ý một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Điển hình như việc xác định danh mục các dự án đầu tư công theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch đầu tư công trung hạn còn vướng mắc; còn tình trạng đầu tư dàn trải, dở dang; chưa thanh toán hết nợ đọng xây dựng cơ bản.
Việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn trung hạn quá chậm, chưa bảo đảm tính ổn định, giao vốn nhiều lần, kéo dài thời gian giao vốn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân, hiệu quả nguồn vốn.
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – ngân sách Nguyễn Đức Hải, tỷ lệ giải ngân trong năm 2016, 2017 thấp, nhất là nguồn trái phiếu Chính phủ (TPCP). Nhiều chương trình mục tiêu dự kiến phải kéo dài thời gian thực hiện sang giai đoạn sau, tỷ lệ giao vốn thấp, việc phê duyệt chậm.
Đặc biệt, việc xây dựng danh mục đối với nguồn vốn ODA chưa bảo đảm tính chính xác, nhiều dự án chưa được bố trí đủ nguồn vốn đối ứng; xây dựng kế hoạch chưa bao quát hết các hiệp định đã ký kết, làm tăng áp lực cân đối giữa các nguồn vốn, dẫn đến vượt mức trần 300.000 tỷ đồng vốn ODA trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm cũng chưa đạt yêu cầu đặt ra; một số công trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư quá lớn, ảnh hưởng đến cân đối nguồn lực, hiệu quả đầu tư.
Ngoài nguyên nhân khách quan về thể chế, Uỷ ban Tài chính ngân sách cũng nêu nguyên nhân chủ quan về nhận thức, tư duy, chất lượng của một bộ phận cán bộ vẫn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Bên cạnh đó, việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư công trong một số trường hợp chưa nghiêm; công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa kịp thời.
Dự toán chi thường xuyên năm 2019 là 470,9 nghìn tỷ đồng Báo cáo tình hình tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018, dự toán và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, dự toán chi thường xuyên trong năm tới là 470,9 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, dự toán chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế năm 2019 là 16,2 ngàn tỷ đồng. Cũng theo Bộ trưởng Tài chính, kể từ 1/7/2019 sẽ thực hiện điều chỉnh lương hưu, chính sách trợ cấp người có công tăng 7%, điều chỉnh lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/ tháng lên 1,49 triệu đồng/ tháng.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội cho thấy, tổng thu NSNN cả năm ước vượt 3% so với dự toán, tất cả bốn khoản thu chủ yếu đều vượt dự toán, trong đó công tác quản lý thu, chống thất thu của ngành thuế, hải quan có đóng góp tích cực, đã thể hiện những nỗ lực cao trong điều hành của Chính phủ và quyết tâm với tinh thần trách nhiệm cao của ngành tài chính.
Tuy nhiên, kết quả thu NSNN ước vượt dự toán, nhưng chưa đạt được một số mục tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội như: tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt 20,7% GDP, thấp hơn mục tiêu 21% GDP đề ra; nợ đọng thuế còn lớn và có xu hướng tăng so với năm 2017; nguồn thu của NSNN chưa chắc chắn và bền vững, chưa khắc phục được những hạn chế, tồn tại đã được nêu từ những năm trước.
Từ con số thu từ khu vực DNNN giảm 4,9 nghìn tỷ đồng; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 33,64 nghìn tỷ đồng; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh giảm 4,85 nghìn tỷ đồng so với dự toán, Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Nguyễn Đức Hải nhận định, báo cáo của Chính phủ đã đánh giá bối cảnh thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2018 là có nhiều thuận lợi, nhưng kết quả thu NSNN từ các khu vực doanh nghiệp lại không đạt được kết quả tương xứng.
Ủy ban này đề nghị Chính phủ đánh giá tổng thể các yếu tố làm giảm khả năng đóng góp cho thu NSNN của các doanh nghiệp, cần tăng số doanh nghiệp được kiểm tra, thanh tra thuế hàng năm, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, chống thất thu ngân sách.
Về chi NSNN, Ủy ban TCNS cho rằng, về cơ bản, Chính phủ đã điều hành bám sát dự toán, quản lý ngân sách theo hướng ngày càng đề cao kỷ cương, kỷ luật tài chính, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.
Tuy nhiên, việc cơ cấu lại chi NSNN chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt, tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN còn cao. Việc hướng dẫn về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đồng bộ, kịp thời, chưa cụ thể nên về cơ bản, việc thực hiện còn chậm.
Điều này dẫn đến NSNN vẫn còn phải bao cấp hầu hết chi đầu tư và nhiều khoản chi thường xuyên cho nhiều đơn vị sự nghiệp công lập ở cả trung ương và địa phương.
Việc quản lý nguồn thu từ khai thác tài sản công còn lỏng lẻo, hiệu quả thấp, thất thoát nguồn lực còn lớn. Bên cạnh đó, việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở một số địa phương còn nặng về hình thức, chưa có chuyển biến thực sự, có nơi còn chưa đúng pháp luật.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.