Định giá sơ hở, Nhà nước suýt mất vốn tại Công ty cổ phần SASCO

Anh Minh - 11/01/2018 15:10 (GMT+7)

Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất – SASCO (mã chứng khoán SAS) là cái tên bị Thanh tra Chính phủ nhắc đến nhiều nhất liên quan đến những vi phạm trong quản lý tài sản, cổ phần hóa tại Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam.

VNF
Định giá sơ hở, Nhà nước suýt mất vốn tại Công ty cổ phần SASCO.

Thanh tra Chính phủ vừa công khai Kết luận thanh tra số 2569/KL – TTCP về việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn và tái cơ cấu tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV).

Theo đó, cùng với Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không, SASCO là cái tên được đề cập nhiều nhất trong những sai sót, hạn chế được Thanh tra Chính phủ chỉ ra trong bản Kết luận số 2567, đặc biệt là trong quá trình cổ phần hóa đơn vị mệnh danh là "con gà đẻ trứng vàng" của ACV.

Chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 1/1/2015, SASCO có số vốn điều lệ là 1.315 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nắm giữ vốn của ACV là 51%; Công ty cổ phần Đầu tư - Thương mại và dịch vụ Hoàn Lộc Việt, sở hữu 22,1% và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group), sở hữu 16% vốn điều lệ. Sau đợt thoái vốn Nhà nước vào đầu năm 2017, phần vốn do ACV nắm giữ hiện chỉ còn 49,8%.

Sai sót đầu tiên được Thanh tra Chính phủ chỉ ra liên quan đến quá trình xác định giá trị phần vốn Nhà nước để cổ phần hóa SASCO vào đầu năm 2016.

Cụ thể, Công ty SASCO thuê Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam thực hiện thẩm định giá 31 danh mục tài sản theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Ngày 11/3/2016, Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam phát hành Chứng thư thẩm định giá số Vc/16/03/63/BĐS, xác định giá trị tài sản của 31 danh mục tài sản tại thời điểm 31/12/2014 (thời điểm quyết toán doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần) là 16,47 tỷ đồng.

Tuy nhiên, qua kiểm tra Chứng thư thẩm định giá số Vc/16/03/63/BĐS, Thanh tra Chính phủ phát hiện, Tư vấn thẩm định đã áp dụng suất đầu tư năm 2012 để xác định giá tài sản năm 2014; một số tài sản áp dụng suất đầu tư và xác định tỷ lệ giá trị còn lại không đúng quy định tại điểm 1.2, Khoản 1, Điều 18 Thông tư số 202/201q/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Sai sót khá lộ liễu này đã không được SASCO kiểm tra, giám sát, dẫn đến đã tính sai giá trị còn lại của 31 tài sản nói trên làm giảm vốn nhà nước với giá trị là 13 tỷ đồng.

Điều đáng nói là cho đến tận khi Thanh tra Chính phủ đang thực hiện thanh tra, vào cuối tháng 8/2016, SASCO đã chủ động nộp số 13 tỷ đồng số tiền định giá thiếu tài sản Nhà nước vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp ACV bằng Ủy nhiệm chi số 889.

Qua kiếm tra việc thực hiện Hợp đồng cung cấp và bán hàng hóa, sản phấm tại cửa hàng miễn thuế tại Nhà ga Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho SASCO, Thanh tra Chính phủ phát hiện sơ hở lớn trong công tác quản lý hợp đồng của lãnh đạo đơn vị này.

Theo Thanh tra Chính phủ, tháng 9/2013, SASCO (bên B) và Công ty IPP GROP (S) PTL LTD Singapore (bên A) đã ký Hợp đồng số 68/1PGS/SASCO/HĐ về cung cấp và bán hàng hóa, sản phấm tại các cửa hàng miễn thuế ở nhà ga quốc tế Cảng hàng không quòc tế Tân Sơn Nhất.

Theo đó, bên A được phép độc quyền cung cấp bán hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế của bên B theo giá do bên A đề xuất và bên B quyết định giá. Toàn bộ chi phí đầu tư các quầy kệ hàng hóa do bên B đã đầu tư khoảng 4 triệu USD, trong thời hạn 5 năm; bên B được sử dụng các tài sản do bên A đầu tư, hết thời hạn 5 năm thì các quầy kệ sẽ thuộc quyền sở hữu của bên B, do bên B định đoạt. Hàng hóa miễn thuế được thực hiện quản lý nhập, xuất kho, tái xuất đối với hàng hóa tồn kho sẽ được trả lại nhà cung cấp dưới sự kiểm soát của cơ quan Hải quan. Lợi nhuận gộp của bên B được tính bằng tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa - Tổng giá vốn của hàng hóa được bán trong kỳ.

Theo quy định tại Điều 2.2.1.1 của Hợp đồng số 68, hai bên cam kêt "Tổng lợi nhuận gộp của bên B được xác định theo công thức trên và sẽ không thấp hon 9.200.000 USD (Lợi nhuận gộp đảm bảo tối thiếu). Nếu lợi nhuận của bên B thấp hơn 9.200.000 USD/năm thì bên A sẽ phải có trách nhiệm bù bổ sung phần chênh lệch thiếu cho bên B. Ngoài mức lợi nhuận gộp tại Khoản a, Điều 2.2.2.1 hàng năm cho bên B, kể từ năm 2015, bên A còn cam kết đảm bảo rằng lợi nhuận gộp đảm bảo tối thiểu sẽ tăng trưởng 10% với điều kiện sản lượng hành khách quốc tế tăng trưởng hàng năm không thấp hơn 8%.

Trên thực tế, năm 2015, lượng khách quốc tế đến và đi tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã tăng trên 12% so với năm 2014, vượt so với cam kết số lượng hành khách tăng trưởng hàng năm không thấp hơn 8%, nhưng SASCO lại không tiến hành nghiêm thu để xác định đúng, đầy đủ các khoản phải cấp bù doanh thu của IPP theo Hợp đồng số 68/IPGS/SASCO/HĐ với số tiền là 920.000 USD tương đương 20,672 tỷ đồng (tỷ giá 22.470 VNĐ/1 USD).

Sau khi được thanh toán số tiền trên, SASCO phải hạch toán bổ sung doanh thu vào cùng niên độ tài chính với số tiền 20.672 tỷ đồng triệu đồng và nộp bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp là 4,5 tỷ đồng.

Phải tới tận tháng 5/2017, đối tác IPP mới chuyển lợi nhuận gộp tăng thêm 10% của lợỉ nhuận gộp đảm bảo tôi thiêu năm 2015 là 920.000 USD vào Tài khoản Công ty SASCO tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - CN TP. HCM. 

Điều đáng nói là công ty mẹ của IPP Singapore chính là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group) - cổ đông lớn của SASCO. Hiện Chủ tịch HĐQT đương nhiệm của SASCO là ông Hạnh Nguyễn, đồng thời là Chủ tịch HĐQT của IPP Group.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.