'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng đỏ mắt tìm khách vay
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong hai tháng đầu năm 2024, tín dụng tăng trưởng chậm hơn so với cùng kỳ của các năm. Tăng trưởng tín dụng âm trong bối cảnh thanh khoản dồi dào, lãi vay giảm xuống chỉ còn từ 5 – 7%/năm.
Nghịch lý “ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn” tiếp tục tái diễn tại nhiều ngân hàng. Ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Hồi đồng Thành viên Agribank, cho biết mặc dù đã chủ động hạ lãi vay ngay từ đầu năm nhưng “ngân hàng vẫn đang đau đầu khi tiền gửi thì ùn ùn chảy vào nhưng tiền cho vay lại tăng rất chậm”.
Cụ thể, “tại Agribank, hiện huy động 100 đồng tiền gửi thì chỉ cho vay được hơn 80 đồng”. Nhu cầu về sản xuất, tiêu thụ hàng hóa chưa được cải thiện kéo theo nhu cầu về vốn giảm khiến nhiều ngân hàng thương mại dư thừa vốn và phải gánh thêm chi phí trả lãi tiền gửi rất lớn, ông Ấn tiết lộ.
Tại chương trình Đối thoại đầu tuần với chủ đề “Thực thi Luật các tổ chức tín dụng: Những băn khoăn của doanh nghiệp và ngân hàng" của báo Đầu tư, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thừa nhận nhiều doanh nghiệp đang khó khăn, ngân hàng thừa vốn nhưng “đang đỏ mắt tìm khách vay”.
“Các doanh nghiệp đủ điều kiện rất dễ tiếp cận vốn với lãi suất vô cùng thấp nhưng trong bối cảnh vĩ mô như hiện nay, họ lựa chọn không mạo hiểm mở rộng đầu tư mà chỉ duy trì, chờ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Trái lại, có những doanh nghiệp có nhu cầu vốn song ngân hàng lại không dám cho vay vì không thể đáp ứng đủ điều kiện vay vốn. Dù lãi suất có giảm nữa thì những doanh nghiệp này cũng không thể tiếp cận vốn tín dụng. Chỉ có số ít doanh nghiệp tốt có nhu cầu vay vốn thì các ngân hàng cũng tranh nhau để cho vay”, ông Hùng lý giải.
Kỳ vọng ở Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Tuy nhiên, theo ông Hùng, việc Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sắp được đưa vào thực thi sẽ hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp về vấn đề tiếp cận vốn tín dụng khi nhiều quy định về hoạt động của các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng hỗ trợ việc tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp.
“Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) một mặt là để hướng tới quản trị ngân hàng chặt chẽ hơn, nhưng đồng thời cũng hướng tới tạo điều kiện cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi hơn”, ông Hùng khẳng định.
Để làm rõ nhận định này, ông Hùng lấy ví dụ: “Chẳng hạn như các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có cơ hội tiếp cận vốn phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là một điểm mới. Nếu trước đây các doanh nghiệp này thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn do không có tài sản đảm bảo thì nay vẫn có thể được các ngân hàng cho vay”.
Để hiệu quả hơn, theo ông Hùng, “ngân hàng phải đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, đánh giá khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nào có khả năng phục hồi thì ngân hàng phải cùng tìm cách khắc phục khó khăn như tiếp tục giãn nợ, hoãn nợ theo Thông tư 02. Còn đối với những doanh nghiệp không có khả năng phục hồi thì buộc phải rời khỏi thị trường chứ không phải lúc nào cũng để những doanh nghiệp này kêu không vay được vốn, không tiếp cận được vốn tín dụng”.
Ngoài ra, thêm một quy định được cho là sẽ có tác động đến việc tiếp cận vốn tín dụng đó là quy định giảm giới hạn cấp tín dụng.
Theo TS. Phạm Xuân Hoè, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quy định này chắc chắn sẽ khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Cụ thể, vốn của các ngân hàng lớn hiện rơi vào khoảng 70.000 – 80.000 tỷ đồng còn các ngân hàng tầm trung khoảng 35.000 – 50.000 tỷ đồng. Như vậy, nếu giảm hạn mức cấp tín dụng xuống 10% thì khách hàng sẽ vay được khoảng 5.000 tỷ đồng.
“Giới hạn này không phải là thoải mái cho các doanh nghiệp bởi các dự án hiện nay như bất động sản, năng lượng, hạ tầng,… đều cần số vốn rất lớn. Do đó, với các dự án trên 5.000 tỷ, khách vay đã bắt đầu phải nghĩ đến chuyện hợp vốn”, ông Hòe lý giải.
Thêm vào đó, khái niệm nhóm khách hàng có liên quan mang nghĩa rất rộng, đơn cử như một tổng công ty có rất nhiều công ty con độc lập, trường hợp này rơi vào nhóm khách hàng có liên quan vì vậy hạn mức cấp vốn của ngân hàng cho tập đoàn này cũng eo hẹp, ông nói.
Trái lại, ông Hùng lại cho rằng việc giảm giới hạn cấp tín dụng không phải là vấn đề lớn. “Con số giảm giới hạn khoảng 2%/năm không có gì khó khăn cả. Nếu dự án tốt hoàn toàn có thể đặt vấn đề với các ngân hàng khác để đồng tài trợ. Một dự án tốt thì tại sao lại chỉ vay vốn ở một ngân hàng mà không để nhiều ngân hàng cùng quản lý", ông đặt ra câu hỏi.
Theo ông Hùng, vấn đề ở đây là các dự án phải thực sự có hiệu quả. Việc giảm tỷ lệ cho vay với thời hạn 5 năm theo tôi đánh giá là phù hợp. Quy định mới sẽ giúp các tổ chức tín dụng có thể bắt tay với nhau. Các ngân hàng phải đoàn kết, chặt chẽ, nếu thấy vượt quá giới hạn thì cần nghĩ đến việc chia sẻ dự án thay vì ôm tất để làm sao “khách hàng của một ngân hàng là khách hàng của tất cả các ngân hàng”.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.