Doanh nghiệp đẩy mạnh gửi tiền vào ngân hàng

Minh Tâm - 20/10/2020 12:11 (GMT+7)

(VNF) - Thay vì đẩy mạnh gửi tiền vào hệ thống ngân hàng trong một vài tháng cuối năm, đặc biệt là trong tháng 11 và tháng 12 như các năm trước, năm nay, có tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đẩy mạnh gửi tiền ngay từ thời kỳ giữa năm.

VNF
Doanh nghiệp đẩy mạnh gửi tiền vào ngân hàng

Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy trong tháng 8/2020, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng đã tăng trên 108.000 tỷ đồng; trong đó, tiền gửi của dân cư tăng gần 13.000 tỷ đồng, còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trên 95.100 tỷ đồng.

Như vậy, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh trở lại trong tháng 8. Trước đó, vào tháng 7/2020, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng có tín hiệu chững lại khi chỉ tăng gần 9.400 tỷ đồng; trong đó, tiền gửi của dân cư tăng gần 4.900 tỷ đồng, còn lại khoảng 4.500 tỷ đồng là đến từ các tổ chức kinh tế.

Lũy kế 8 tháng năm 2020, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng tăng 5,46% lên gần 5,1 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 6,84% lên trên 4,2 triệu tỷ đồng.

Biểu đồ tăng trưởng tiền gửi của dân cư và của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng lũy kế 8 tháng giai đoạn 2016 - 2020. Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước

Thống kê của VietnamFinance cho thấy trong lũy kế 8 tháng giai đoạn 2016 - 2020, có thời kỳ tăng trưởng tiền gửi của dân cư cao hơn tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 8 tháng năm 2016, 8 tháng năm 2017 và 8 tháng năm 2019.

2 năm ghi nhận diễn biến trái ngược là thời kỳ 8 tháng năm 2018 và thời kỳ 8 tháng năm 2020, khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng mạnh hơn tiền gửi của dân cư.

Tuy nhiên, số liệu cuối năm cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2019, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn cao hơn tăng trưởng tiền gửi của dân cư. Cụ thể, năm 2016, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 18,13%, so với mức tăng trưởng 17,4% của dân cư. Năm 2017 là 14,84% so với 13,54%. Năm 2018 là 15,97% so với 10,47%. Năm 2019 là 18,59% so với 10,36%.

Như vậy, việc các tổ chức kinh tế đẩy mạnh gửi tiền vào hệ thống ngân hàng trong tháng 8/2020 cũng như lũy kế 8 tháng năm 2020 vẫn phù hợp với xu hướng chung hàng năm. Xu thế này có thể tiếp diễn từ nay đến hết năm 2020 bởi diễn biến dịch vẫn rất khó lường, do đó doanh nghiệp có xu hướng phòng thủ. Điều này khác biệt so với các năm trước khi tiền gửi của doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng thường chỉ tăng mạnh trong một vài tháng cuối năm, đặc biệt là trong tháng 11 và tháng 12.

Bên cạnh số liệu tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước cũng công bố chi tiết dư nợ tín dụng 8 tháng.

Theo đó, tính đến cuối tháng 8/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng 4,82% so với đầu năm, trong khi mức tăng tiền gửi khách hàng (từ các tổ chức kinh tế và dân cư) là 6,08%.

Xét về số tuyệt đối, tổng lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng là trên 9,3 triệu tỷ đồng, so với mức dư nợ tín dụng gần 8,6 triệu tỷ đồng.

Như vậy, tiền gửi khách hàng lớn hơn dư nợ tín dụng xét cả về số tương đối lẫn số tương đối. Khoảng cách này càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng bị ảnh hưởng tiêu cực, bởi xu hướng tăng chi phí huy động càng lấn át xu hướng tăng doanh thu tín dụng. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng sẽ cân nhắc giảm lãi suất huy động nếu như đầu ra tín dụng vẫn yếu.

Tình hình dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tính đến cuối tháng 8/2020. Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Liên quan đến dư nợ tín dụng, mức tăng 8 tháng mặc dù thấp nhưng tương đối đồng đều ở cả khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Ở khu vực nông nghiệp, dư nợ tín dụng nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,04%. Trong khi đó, dư nợ tín dụng công nghiệp tăng 4,56% (trong đó tín dụng xây dựng tăng mạnh 7,13%). Ở khu vực dịch vụ, dư nợ tín dụng thương mại, vận tải và viễn thông tăng 5,04%; trong khi các hoạt động dịch vụ khác tăng 5,06%.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.