Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cùng đạp xe trên các tuyến phố Hà Nội sau cuộc hội đàm tại trụ sở chính phủ.
Trên hành trình này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giới thiệu với Thủ tướng Mark Rutte về cảnh đẹp và những công trình lịch sử của Thủ đô Hà Nội như: Hoàng thành Thăng Long, cột cờ Hà Nội, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, …
Trước xe đạp của các lãnh đạo có gắn logo kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hà Lan, với hình hoa sen và hoa tuylip cách điệu. Logo này được thiết kể bởi họa sĩ người Hà Lan gốc Việt Arjen Ijff.
Hình ảnh thủ tướng 2 nước cùng đạp xe trên phố gây chú ý của người dân và nhiều người tò mò về đội hình xe đạp được 2 lãnh đạo sử dụng và tổ chức đứng sau dịch vụ xe đạp này.
Thực tế, hình ảnh những chiếc xe đạp công cộng màu xanh nước biển không còn quá xa lạ đối với người dân Thủ đô Hà Nội. Dịch vụ xe đạp công cộng có thu phí bắt đầu triển khai tại Hà Nội từ giữa tháng 8. Đây là mô hình được triển khai trên cơ sở Đề án xe đạp công cộng của Hà Nội.
Theo thông tin được công bố, đề án có tổng mức đầu tư là hơn 130 tỷ đồng từ nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc hoàn vốn dự án sẽ thông qua thu phí cho thuê xe.
Doanh nghiệp được phê duyệt triển khai thí điểm đề án là Tập đoàn Trí Nam. Dịch vụ xe đạp công cộng có thu phí của Tập đoàn Trí Nam được đặt tên là TNGo. Ở thời điểm ra mắt dịch vụ, TNGo có gần 79 điểm trạm tại với hơn 1.000 xe được bố trí trên khắp các quận nội thành Hà Nội. Mức giá cho thuê xe là 5.000 đồng/30 phút cho xe đạp cơ và 10.000 đồng/30 phút cho xe đạp điện.
CTCP vận tải số Trí Nam, một thành viên của Tập đoàn Trí Nam là đơn vị quản lý vận hành dịch vụ TNGo.
Tập đoàn Trí Nam được thành lập năm 2009 với chiến lược phát triển phần mềm, tích hợp hệ thống và giải pháp phần mềm nhúng, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ nghiệp vụ công nghệ thông tin cho các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Năm 2018, công ty có vốn điều lệ là 18 tỷ đồng, trong đó, 3 cổ đông sáng lập gồm: ông Đỗ Bá Dân - Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Mạnh Trường - Tổng giám đốc và ông Nguyễn Quang Thắng - Phó Tổng giám đốc, mỗi người góp 6 tỷ, 33,33%. Đến tháng 3/2019, Tập đoàn Trí Nam tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ. Tháng 2/2020, tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng.
Về chiến lược kinh doanh, trước đó, Trí Nam hợp tác với Viện CNTT Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sau 2 năm, Trí Nam trở thành đối tác triển khai các cổng thông tin và dịch vụ công cho rất nhiều cơ quan nhà nước.
Đến giai đoạn hiện nay, Trí Nam đang triển khai và tư vấn kiến trúc tổng thể chính quyền điện tử, trục tích hợp LGSP cấp TW, Tỉnh và Huyện; tư vấn và xây dựng các CSDL Quốc gia về các lĩnh vực: KHCN, Môi Trường, Lao Động - giảm nghèo, Giáo dục... Triển khai, tích hợp hệ thống công nghệ thông tin trung tâm điều hành, Datacenter, VDI... Cung cấp và triển khai các hệ thống camera thông minh giám sát an ninh, giao thông.
Công ty Vận tải số Trí Nam được thành lập tháng 3/2021, Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Văn Toàn. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Ngày 20/7/2023, công ty vừa tăng vốn điều lệ từ 15 tỷ lên 23 tỷ đồng. Trước đó, vào tháng 3/2023, công ty đã tăng vốn từ 12 tỷ lên 15 tỷ đồng.
Khi mới thành lập, vốn điều lệ của Vận tải số Trí Nam là 100 tỷ đồng. Trong đó, CTCP Tập đoàn Trí Nam góp 97 tỷ, chiếm 97% vốn, ông Đỗ Bá Quân - Chủ tịch công ty góp 2 tỷ, chiếm 2% vốn và ông Nguyễn Văn Toàn góp 1 tỷ, chiếm 1% vốn điều lệ. Tuy nhiên, đến tháng 7/2021, công ty đã hạ vốn điều lệ xuống 12 tỷ đồng, cơ cấu sở hữu khi đó gồm Tập đoàn Trí Nam chiếm 60%, ông Đỗ Bá Quân chiếm 11,5% và ông Nguyễn Văn Toàn chiếm 3%.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.