Toàn cảnh thi công Cao tốc Hoà Liên - Túy Loan 2.100 tỷ đồng
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m
Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) hiện là “cánh chim đầu đàn” của Hà Tĩnh với hơn 7.000 lao động. Đây cũng là doanh nghiệp vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam, với số vốn đầu tư đăng ký đạt 12,787 tỷ USD. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp điêu đứng bởi tình hình chung do dịch Covid-19 càn quét thì FHS lại khá khởi sắc trong sản xuất kinh doanh. Theo đại diện FHS, việc Trung Quốc hủy bỏ hoàn thuế xuất khẩu và Nga tăng thuế xuất khẩu đã giúp doanh nghiệp này “hưởng lợi” khi thị trường thép trên thế giới tăng cao và tạo ra cơ hội để FHS xúc tiến, duy trì mối quan hệ cung – cầu đối với doanh nghiệp kinh doanh thép cuộn và thép cuộn cán nóng.
Trước đó, mục tiêu được đặt ra trong năm 2021 của FHS là sản xuất 6,5 triệu tấn phôi thép các loại, đạt mức tiêu thụ 100% thép thành phẩm, doanh thu khoảng 3,7 tỷ USD. Thế nhưng, tính đến cuối năm 2021, FHS đã cán mốc doanh thu khoảng 5 tỷ USD, tăng 76% so với năm 2020, lợi nhuận ước tính cả năm đạt trên 1 tỷ USD. Đây là con số vượt mốc lợi nhuận cao nhất sau 5 năm FHS đi vào ổn định sản xuất.
Năm 2021, sản lượng phôi thép của FHS đạt 6,4 triệu tấn, lượng tiêu thụ sản phẩm thép đạt 6,3 triệu tấn. Ngoài cung cấp cho khách hàng nội địa, FHS đang tập trung xúc tiến và duy trì mối quan hệ cung - cầu đối với doanh nghiệp kinh doanh thép cuộn và thép cuộn cán nóng ở nước ngoài. Hiện nay, các sản phẩm của FHS đã có mặt tại các nước tiên tiến như: Italy, Mỹ, Tây Ban Nha, Mexico…
Giá thép năm 2021 tăng mạnh tạo điều kiện để FHS điều chỉnh tăng tỷ lệ phần trăm thép xuất khẩu so với năm 2020 dẫn đến xuất khẩu năm 2021 tăng cao. Xuất khẩu của công ty đạt gần 1,9 tỷ USD, chiếm 93% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. FHS cũng là doanh nghiệp dẫn đầu trong danh sách các doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Hà Tĩnh. Nếu năm 2020, công ty nộp thuế 220 triệu USD thì đến năm 2021 con số này tăng lên 350 triệu USD.
Không có được thời cơ trong dịch bệnh như FHS nhưng Tổng công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) cũng đang cho thấy sự khởi sắc khi quay lại với nhịp độ sản xuất trước thời kỳ dịch Covid-19 hoành hành. Mitraco hiện là một trong những doanh nghiệp đa ngành hàng đầu tại Hà Tĩnh, có vốn điều lệ 1.320 tỷ đồng với 20 công ty thành viên.
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, Tổng giám đốc Lê Viết Thảo cho hay, trong 2 năm qua, như đa phần doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, Mitraco không thể tránh khỏi tác động nặng nề từ dịch Covid -19. Cụ thể, hoạt động khai thác khoáng sản đối với các sản phẩm chủ lực tiếp tục bị thu hẹp, các mỏ dần cạn kiệt, trữ lượng, hàm lượng khoáng sản chính trong quặng thấp, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; giá thành sản xuất ở mức cao. Các lĩnh vực kinh doanh khác của Mitraco như khách sạn, du lịch, cảng biển, kinh doanh thương mại, khai thác, vận chuyển hàng hóa thạch cao… cũng gánh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19.
Đứng trước những khó khăn đó, ông Lê Viết Thảo xác định các giải pháp giảm thiểu rủi ro và đón nhận cơ hội, nhưng điều đầu tiên phải làm là đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động. Vì vậy, tại Mitraco, quỹ lương cho người lao động lúc nào cũng đầy đủ, thậm chí tăng thêm. “Tôi quan niệm, nếu cắt giảm lao động hay giảm lương thì doanh nghiệp đang tự cắt năng lực sống còn của chính mình. Bởi khi tình hình dịch được kiểm soát, cơ hội đến thì doanh nghiệp sẽ không có người làm. Khi đó chi phí về thời gian đào tạo sẽ lâu hơn, hiệu quả công việc giảm sút rất lớn”, ông Thảo nói.
Bằng việc tiết giảm tối đa chi phí, khoán gọn các chỉ tiêu kinh tế, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các công ty con theo hướng tinh gọn, Mitraco đã thu “quả ngọt”. Năm 2021, tổng doanh thu đạt 2.100 tỷ đồng, bằng 150% kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu đạt 2.125 tỷ đồng, bằng 212,5%, lợi nhuận sau thuế đạt 50 tỷ đồng, nộp ngân sách 40 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 8,7 triệu đồng/người/tháng.
Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào tại Hà Tĩnh cũng có được sự “trở mình” như Mitraco hay làm ăn tốt như FHS. Ông Trần Việt Hà, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết năm nay, một số ngành lĩnh vực sản xuất bị ảnh hưởng do thiếu hụt lao động, nguyên vật liệu đầu vào. Thậm chí, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Năm 2021 Hà Tĩnh có 521 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc rút lui khỏi thị trường, tăng 26,5% so với năm 2020.
Tuy vậy, điểm sáng vẫn là rất đáng kể. Năm 2021, Hà Tĩnh có trên 1.000 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 13.000 tỷ đồng, tăng nhẹ về số lượng doanh nghiệp và tăng vọt về tổng vốn (tăng gần 72%). Lũy kế đến nay, toàn Hà Tĩnh có 8.997 doanh nghiệp đang hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ…
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính về biện pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, thời gian qua, tỉnh đã kịp thời triển khai nhiều chính sách về thuế, bảo hiểm, chính sách vay vốn, giãn nợ… và đề xuất nhiều giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Riêng về chính sách thuế, tính chung 2 năm qua, đã có 2.672 doanh nghiệp được khoanh nợ với số tiền hơn 90,5 tỷ đồng; hơn 2.200 lượt doanh nghiệp được gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất với tổng số tiền thuế gia hạn gần 300 tỷ đồng; 726 doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập năm 2020 với số tiền thuế được giảm 10,11 tỷ đồng…
Nhìn về tương lai, ông Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết tỉnh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho do thời gian dịch bệnh bị ngừng trệ; tiếp tục tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ đối với sản phẩm nông sản, hàng hóa chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh khi gặp khó khăn trong xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài tại các dự án.
“Trước những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, Hà Tĩnh sẽ duy trì thường xuyên các cuộc trao đổi, đối thoại cởi mở giữa lãnh đạo tỉnh, các sở ngành với doanh nghiệp để tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc giúp các doanh nghiệp đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất và mở rộng đầu tư tại địa phương”, ông Nguyễn Hồng Lĩnh nói.
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m