'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Để ứng phó với diễn biến dịch bệnh ngày càng trở nên phức tạp, ngày 4/2/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã có công văn chỉ đạo toàn hệ thống ngân hàng triển khai các biện pháp hỗ trợ khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (dịch nCoV).
Đến ngày 6/2/2020, NHNN đã tổ chức Hội nghị với các ngân hàng thương mại để triển khai các giải pháp cụ thể, phối hợp tính toán thiệt hại để có phương án tín dụng phù hợp đặc biệt là những ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch nCoV gây ra.
Các ngân hàng thương mại được yêu cầu chủ động đánh giá khả năng, mức độ thiệt hại của khách hàng vay vốn do ảnh hưởng của dịch nCoV, nhất là những ngành, lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, nông nghiệp, xuất khẩu và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận vốn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch.
Lãnh đạo NHNN nhấn mạnh các tổ chức tín dụng phải chủ động phân tích, đánh giá, dự báo và xây dựng chương trình hành động, giải pháp hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch nCoV gây ra trên tinh thần tháo gỡ, chia sẻ khó khăn với khách hàng thực hiện các giải pháp như: Cơ cấu lại nợ, xem xét thực hiện miễn giảm lãi suất, chi phí cho khách hàng trên cơ sở cân đối khả năng tài chính; đưa ra các gói tín dụng ưu đãi đối với khách hàng, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực bị thiệt hại do dịch nCoV...
Ngay sau chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng thương mại đã rục rịch hạ lãi suất, hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ dịch nCoV.
Ngân hàng Vietcombank mới đây đã công bố phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch. Theo đó, ngân hàng này sẽ thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn nợ cho các khách hàng, không tính lãi phạt... đối với các doanh nghiệp này.
Đối với các khoản vay hiện hữu ngắn hạn bằng VND, Vietcombank dự tính giảm 1% lãi suất; giảm 1,5% lãi suất trung, dài hạn. Đối với khách hàng vay USD hiện hữu sẽ giảm lãi suất 0,5% với các khoản vay ngắn hạn và 0,75% đối với các khoản vay trung, dài hạn.
Với các khoản vay mới sẽ giảm lãi suất tối đa 1% với khoản vay bằng VNĐ và 0,5% lãi suất với vay USD.
Thời gian áp dụng việc giảm lãi suất, cơ cấu nợ, không tính lãi phạt... là từ ngày 11/2 đến ngày 30/4/2020.
Với dư nợ của các khoản vay hiện hữu với các khách hàng nói trên hiện khoảng 30.000 tỷ đồng, lãnh đạo Vietcombank ước tính sẽ giảm lãi khoảng 300-450 tỷ đồng.
Trước Vietcombank, VPBank cũng đã công bố giảm lãi suất 1-1,5%/năm đối với các doanh nghiệp được đánh giá sẽ chịu tác động lớn bởi dịch nCoV, gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi; lưu trú, tour du lịch, nhà hàng – ăn uống; đại lý du lịch; các dịch vụ đặt chỗ (đặc biệt tại các tỉnh về du lịch như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang ); các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc như nông, thủy sản; Các khách hàng mà nguồn nguyên liệu nhập khẩu chính là từ Trung Quốc…
Cụ thể, VPBank sẽ hỗ trợ giảm lãi suất cho vay tối đa 1,5%/năm đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm và giảm tối đa 1%/năm đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm
Điều kiện để các doanh nghiệp được giảm lãi suất là thuộc các ngành, lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng và tác động của dịch cúm corona, các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu và nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu tại thị trường Trung Quốc; có xếp hạng tín dụng tốt qua nhiều kỳ liên tiếp, tình hình tài chính ổn định, minh bạch trước dịch, có lịch sử vay trả đúng hạn, là khách hàng truyền thống và có giao dịch tín dụng liên tục với VPBank trong thời gian qua… (tùy theo mức độ ảnh hưởng của từng doanh nghiệp, từng ngành và lĩnh vực kinh doanh).
ABBank và Kienlongbank cũng đã có những động thái cụ thể.
Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng Giám đốc ABBank cho biết ngân hàng ngày sẽ cấp gói tín dụng 4.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch nCoV. Theo đó, ngân hàng sẽ chủ động xem xét với từng đơn vị trong lĩnh vực cụ thể, có thể ưu đãi lãi suất thấp hơn từ 1,5-2%/năm so với lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường và từ 3%/năm với cho vay trung dài hạn.
Trong khi đó, Kienlongbank quyết định giảm lãi suất cho vay tối đa 3%/năm để hỗ trợ các khách hàng trồng trái cây có thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến trường hợp của Eximbank. Ngân hàng này cho biết đã triển khai nhanh các gói cho vay ưu đãi hướng đến một số lĩnh vực có thể gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn cao trào của dịch nCoV, đặc biệt là gói lãi suất cho vay ưu đãi 4.000 tỷ đồng dành cho khách hàng trên với mức lãi suất chỉ từ 6,99%/năm và cố định trong suốt thời hạn vay đối với một số kỳ hạn vay ngắn hạn.
Trong thời gian tới, ngân hàng này dự kiến nhanh chóng triển khai gói lãi suất cho vay ưu đãi khoảng 3.000 ty đồng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,5%/năm đối với khách hàng doanh nghiệp lớn và gói cho vay USD với tổng hạn mức là 50 triệu USD, lãi suất vay chỉ từ 3,2%/năm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.