Doanh nhân, đạo làm giàu và văn hóa

Đại tá, Nhà thơ Mai Nam Thắng - 10/02/2024 16:21 (GMT+7)

(VNF) - Cuối năm 2023 vừa qua, có một sự kiện văn hóa được dư luận đặc biệt chú ý: Ông Nguyễn Thế Hồng, một doanh nhân ở tỉnh Bắc Ninh, với sự hỗ trợ các thủ tục pháp lý của Chính phủ và các ngành chức năng, đã “chuộc” thành công ấn vàng Hoàng đế chi bảo của nhà Nguyễn từ nước ngoài về cho Bảo tàng tư nhân của ông ở quê nhà.

VNF
Ảnh minh hoạ

Ông Nguyễn Thế Hồng sinh năm 1961, là một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản nhiều năm nay. Ngoài hoạt động kinh doanh, ông còn đam mê sưu tập cổ vật, nhất là những cổ vật gắn với văn hóa và lịch sử dân tộc.

Năm 2017, ông được UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định cho xây dựng Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng tại phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ ngày thành lập đến nay, bảo tàng của ông đã tổ chức nhiều cuộc trưng bày giới thiệu các bộ sưu tập có giá trị trong và ngoài nước, nhằm phục vụ nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam và thế giới, đồng thời phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của nhân dân.

Hiện bảo tàng này đang sở hữu và lưu giữ hàng nghìn hiện vật có giá trị về văn hóa, nghệ thuật và lịch sử; trong đó có chiếc thạp đồng Đông Sơn có niên đại hơn 2.300 năm đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 25/2/2023. Và lần này là ấn vàng Hoàng đế chi bảo được ông Hồng “chuộc” với giá hơn 6,1 triệu EUR, tương đương 153 tỷ đồng.

Ngoài hai bảo vật trên, tất cả những cổ vật của Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng nếu đấu giá đều có mức giá rất cao và xét về ý nghĩa lịch sử và văn hóa thì đều là những hiện vật vô giá. Vì thế, ông Nguyễn Thế Hồng được tôn vinh một Doanh nhân văn hóa với những ý nghĩa cao đẹp nhất của danh xưng này.

Xưa nay có rất nhiều “ông chủ” giàu có, thành đạt trong sản xuất và kinh doanh, nhưng được xã hội tôn vinh là Doanh nhân văn hóa thì không nhiều. Họ thật sự là tầng lớp tinh hoa, là những người giàu sang. “Giàu” là vật chất, “sang” là tinh thần. Vật chất dồi dào phải đi cùng tinh thần cao đẹp thì giàu mới có ý nghĩa. Đã giàu thì phải sang mới là doanh nhân đáng kính. Trong xã hội văn minh, khái niệm “doanh nhân” không chỉ là danh từ để chỉ những người làm nghề sản xuất và kinh doanh, mà còn là tính từ để chỉ một nhân cách văn hóa. “Nhà buôn” khác với “con buôn” ở chỗ là trong tài sản hữu hình và vô hình của họ, có giá trị văn hóa ấy.

Ngày nay ai cũng phải thừa nhận: Kinh doanh phải có văn hóa thì doanh nghiệp mới phát triển bền vững. Nói cách khác, văn hóa là cái gốc của hoạt động sản xuất và kinh doanh, cũng tức là yếu tố thành bại của mỗi doanh nghiệp và mỗi doanh nhân. Doanh nhân giàu sang là người có văn hóa. Doanh nhân có văn hóa là người có đạo làm giàu. “Đạo làm giàu” đòi hỏi làm ăn phải có lý có tình, coi trọng chữ tín, tôn trọng khách hàng, có trách nhiệm với cộng đồng và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Đặc biệt ngày nay, đạo làm giàu còn bao hàm ý thức tự hào và tự tôn dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc là một truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam. Doanh nhân văn hóa là tầng lớp tinh hoa của dân tộc, nên tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc của họ được nhân lên một tầng nấc cao hơn.

Thế hệ doanh nhân Việt Nam ra đời từ những thập niên đầu thế kỷ 20 đều chung một số phận làm dân mất nước, chung kẻ thù thực dân xâm lược và chế độ phong kiến hủ bại. Chính vì vậy, trong các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỷ 20 và đặc biệt từ khi có Đảng lãnh đạo, tầng lớp doanh nhân chân chính của Việt Nam luôn luôn sát cánh cùng các tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Còn nhớ vào đầu thế kỷ 20, ở nước ta có phong trào Duy Tân. Đó là một cuộc vận động xã hội rộng lớn, do các nhà tư tưởng và doanh nhân dân tộc đề xướng, với hai mục tiêu lớn là canh tân đất nước và giành độc lập dân tộc. Khẩu hiệu của phong trào này là Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Để thực hiện những điều đó, các nhà Duy Tân chủ trương lấy kinh doanh thực nghiệp là hoạt động cơ bản.

Theo đó, những doanh nghiệp đầu tiên của nền kinh tế hàng hóa Việt Nam đã được thành lập trong cả nước, gắn liền với nhiều tên tuổi thuộc thế hệ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam với triết lý kinh doanh cũng như những thành quả để lại tiếng thơm muôn đời, như Phan Đức Duyện, Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Quý Anh…

Một tài liệu lịch sử mới đây cho biết: Ông Hồ Tá Bang, một trong những người sáng lập trường Dục Thanh ở Phan Thiết, mùa thu năm 1910 đã cùng một đồng chí của mình là Trương Gia Mô đưa thầy giáo trẻ của trường là Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn trú ngụ tại xưởng sản xuất của ông Nguyễn Quý Anh. Từ đây, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành xuất dương bôn ba tìm đường cứu nước, trở thành lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hết sức đề cao và tin cậy đội ngũ doanh nhân chân chính của dân tộc. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, từ núi rừng Việt Bắc về Hà Nội, Người đã đến ở tại gia đình ông bà Trịnh Văn Bô, là người giàu có bậc nhất Hà Nội lúc đó, để soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và chỉ đạo công tác chuẩn bị cho lễ Quốc khánh, khai sinh nước Việt Nam mới.

Đêm 19/2/1947, từ chiến khu Việt Bắc về thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hóa, Người đã nghỉ tại tư gia của điền chủ Đỗ Đình Thiện, là một nhà tư sản dân tộc ở Chi Nê, tỉnh Hòa Bình, để hôm sau tiếp tục hành trình… Trong điều kiện an ninh chính trị và trật tự xã hội vào những thời điểm ấy, việc lựa chọn những gia đình giàu có nổi tiếng để nghỉ ngơi và làm việc, chứng tỏ sự tin tưởng và đánh giá cao của Bác Hồ đối với tầng lớp doanh nhân yêu nước. Lịch sử đã chứng minh đó là một niềm tin có cơ sở vững chắc, thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tầng lớp doanh nhân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Ngày nay, đội ngũ doanh nhân Việt Nam được coi là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận xây dựng và phát triển kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã chọn ngày 13/10 hằng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam. Trước đây doanh nhân không được đề cao, thậm chí đôi khi còn bị xem thường, một phần cũng vì có không ít người làm ăn chụp giật, cân đong thêm bớt, đầu cơ bắt bí, mua gian bán lận, găm hàng ép giá, lừa đảo, “đánh quả”…

Đó là lối kinh doanh phi văn hóa. Thực tế cũng có nhiều người làm ăn tử tế, nhưng “tiền vào như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin”. Đó là những trọc phú keo kiệt, không dám chi tiêu khi giao tiếp với mọi người, không giúp đỡ những người hoạn nạn, không tham gia đóng góp phúc lợi xã hội…

Trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, đội ngũ Doanh nhân Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh, trở thành một lực lượng quan trọng của sự nghiệp phát triển đất nước. Phẩm chất văn hóa của các doanh nghiệp và doanh nhân còn được thể hiện thông qua chất lượng của cuộc sống cộng đồng mà các doanh nghiệp và doanh nhân mang lại.

Sự phát triển của các doanh nghiệp tạo động lực cho khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, nâng cao năng suất lao động, tạo nên sản phẩm dồi dào, tiện ích, hiệu quả cho con người. Đáp ứng nhu cầu của xã hội, các doanh nghiệp và doanh nhân luôn luôn tìm mọi cách để sản phẩm và dịch vụ của mình ngày càng tốt hơn. Như vậy, trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp và doanh nhân đã góp phần quyết định và cải tiến tiêu chuẩn và chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Trong thời đại công nghiệp 4.0, chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nền Kinh tế tri thức. Đó là một nền kinh tế thị trường mà trong đó vai trò của đội ngũ trí thức, trước hết là trí thức công nghệ và văn hóa, đóng vai trò quyết định. Theo đó, để có thể đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường và khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, ngoài những hiểu biết về nghiệp vụ sản xuất và kinh doanh, các doanh nhân cũng rất cần phải có hiểu biết về công nghệ để quản lý, điều hành và ứng dụng.

Không ai hiệu quả hơn đội ngũ trí thức khi hỗ trợ cho các doanh nhân trang bị cho mình những phẩm chất cần thiết trên đây. Và ngược lại, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp và doanh nhân cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân tài ở từng lĩnh vực, từng đơn vị và địa phương là hết sức thiết thực và hiệu quả. Cao hơn nữa, các doanh nhân phải tham gia vào chiến lược đào tạo, sử dụng và trọng dụng nhân tài; mỗi doanh nghiệp phải là một địa chỉ thu hút nguồn nhân lực và sản phẩm công nghệ của các trường đại học và viện nghiên cứu.

Ngày nay, nhiều doanh nhân Việt Nam đã có ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới, là những tỷ phú đã được quốc tế “điểm danh”. Đó là niềm tự hào của dân tộc ta. Giờ đây, đội ngũ Doanh nhân Việt Nam, ngoài vai trò xung kích trên mặt trận kinh tế, còn có trách nhiệm và nghĩa vụ truyền cảm hứng cho xã hội - nhất là cho thế hệ trẻ - khát vọng vươn lên, khát vọng làm giàu, khát vọng khởi nghiệp… Đó chính là thiết thực góp phần “khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nêu.

“Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” là một Khát Vọng Lớn của dân tộc, chất chứa tinh thần lãng mạn và niềm lạc quan lớn lao. Khát vọng ấy có cơ sở từ thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn 90 năm qua, đặc biệt là từ những thành tựu to lớn của gần 40 năm tiến hành sự nghiệp Đổi mới. Sự nghiệp ấy có sự đồng tâm hợp lực hết sức quan trọng và hiệu quả của đội ngũ Doanh nhân Việt Nam. Hơn lúc nào hết, giờ đây đội ngũ Doanh nhân giàu sang và trách nhiệm lại tiên phong đồng hành cùng sự nghiệp phát triển và hội nhập toàn cầu, để đất nước đi tới thịnh vượng bền vững trong thời kỳ mới.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.