'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Vào đầu phiên giao dịch, đồng CNY lại giảm sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) chốt mức giá thấp trong phiên thứ bảy liên tiếp. Điều đó càng làm tăng thêm sự lo ngại đang bao trùm thị trường châu Á, vốn rất nhạy cảm với bất kỳ động thái thay đổi nào của đồng tiền này.
Chỉ số có phạm vi rộng nhất của MSCI đối với các cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng khoảng 0,55%, sau khi đã giảm khoảng 0,4% trước đó.
Các nhà đầu tư dự báo chứng khoán châu Âu sẽ mở cửa ngày 20/7 thấp hơn phiên giao dịch trước, với các chỉ số FTSE của Anh giảm 0,1%, DAX của Đức và CAC của Pháp đều giảm 0,25%.
Diễn biến mới nhất của đồng Nhân dân tệ được xúc tác bởi sự quan ngại của thị trường tài chính đối với cuộc chiến tranh thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng với sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc. Đồng CNY đã mất giá đến 7,6% so với đồng đô la USD kể từ cuối quý I năm nay.
Shusuke Yamada, chiến lược gia về tiền tệ và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch tại Tokyo, cho biết. “Sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ ảnh hưởng rất mạnh đến các cổ phiếu châu Á. Thứ nhất, đồng tiền của Trung Quốc ở mức giá thấp sẽ thách thức tính cạnh tranh của các nền kinh tế châu Á khác. Trung Quốc vốn đã là một nước xuất khẩu mạnh, nay lại còn được lợi thế về giá”.
“Thứ hai, Nhân dân tệ giảm giá sẽ tạo ra một sự lo lắng cho các nhà đầu tư, và họ lần lượt rút vốn khỏi Trung Quốc. Điều này nếu xảy ra sẽ phá vỡ thị trường vốn của nước này, tác động xấu đến các nước châu Á khác là đối tác trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.
“Cuối cùng, một đồng Nhân dân tệ yếu càng làm sâu sắc thêm những xung đột thương mại với Mỹ”, Yamada kết luận.
Tỷ giá USD/CNY giảm xuống mức thấp nhất là 6,8128 trên thị trường trong nước, trước khi đảo chiều và kết thúc phiên giao dịch cuối cùng ở mức 6,777, tăng khoảng 0,05%. Điều này có được là nhờ các ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc đã bán ra một lượng lớn USD nhằm ngăn chặn sự sụt giá của đồng nội tệ.
Sắc xanh đã quay trở lại với các cổ phiếu của Trung Quốc ngay sau đó. Sở dĩ thị trường chứng khoán trở nên vô cùng nhạy cảm với sự thay đổi của đồng tiền này là bởi trong quá khứ, sự phá giá đồng nội tệ đã gây ra một cuộc khủng hoảng nặng nề cho không chỉ Trung Quốc mà còn cho toàn bộ thị trường tài chính thế giới.
Ken Cheung, chiến lược gia cao cấp về ngoại hối châu Á tại Mizuho Bank Hong Kong, nói: “Bắc Kinh sẽ muốn giữ tăng trưởng kinh tế ổn định, và tác động trực tiếp của một đồng Nhân dân tệ yếu có thể bù đắp lại một số tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, sẽ rất khó để duy trì lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi mua tài sản bằng đồng CNY”.
Không chỉ chứng khoán châu Á, cổ phiếu của Wall Street cũng trở nên ảm đạm trong bối cảnh căng thẳng thương mại tiếp tục bị “thổi bùng” sau khi Ủy ban Thương mại Liên minh châu Âu được cho là đang chuẩn bị một số hành động trả đũa lại đề xuất áp thuế đối với xe ô tô nhập từ EU của Mỹ. Chỉ số Dow giảm 0,53%, và chỉ số S&P 500 cũng giảm khoảng 0,39%.
Trong khi đó, đồng USD lại tăng vọt so với các loại ngoại tệ khác, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng chỉ trích chính sách tiền tệ của Fed. Hôm 19/7, ông Trump đã bày tỏ lo ngại về tác động của việc nâng lãi suất chuẩn và một đồng USD mạnh đối với nền kinh tế và khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ.
Chỉ số Dollar Index đứng ở mức 95,018, giảm khoảng 0,15% so với mức đỉnh trong vòng một năm qua là 95,652. Giá USD được nâng lên sau khi Chủ tịch Jerome Powell bày tỏ niềm tin vào tăng trưởng của nền kinh tế và khẳng định rằng Fed đang đi đúng hướng trong lộ trình tăng lãi suất chuẩn của Hoa Kỳ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.