Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 29/6, đồng ruble Nga tăng hơn 2,7% so với USD, lên mức 50,32 ruble đổi 1 USD, mức mạnh nhất kể từ tháng 5/2015. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái giữa đồng ruble và euro đạt 52,91 ruble/1 euro, gần với mức cao nhất trong 7 năm.
Trước đó, sau khi Nga động binh với Ukraine, Mỹ và các đồng minh đã tung loạt đòn trừng phạt khắc nghiệt nhắm vào nền kinh tế của nước này, thậm chí ngắt kết nối một số ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT).
Loạt đòn trừng phạt đã khiến đồng ruble rơi tự do, thậm chí xuống đến mốc thấp kỷ lục gần 140 ruble/1 USD. Tuy nhiên, đồng ruble đã hồi sinh mạnh mẽ, trở thành đồng tiền hoạt động tốt nhất thế giới trong năm nay, sau khi Nga tung ra loạt biện pháp kiểm soát vốn hiệu quả.
Ngoài ra, các khoản thu từ xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu giảm mạnh và các công ty xuất khẩu của Nga trả thuế bằng đồng ruble cũng là những yếu tố góp phần giúp đồng nội tệ tăng giá.
Tuy nhiên, giá đồng ruble mạnh lên so với đồng USD và euro lại khiến nguồn thu xuất khẩu hàng hóa của Nga giảm sút. Giới chức Nga thời gian gần đây đã hạ lãi suất tham chiếu và nới lỏng các quy định kiểm soát vốn để kiểm soát đà tăng của đồng ruble.
Hồi tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga đã kêu gọi dỡ bỏ hầu hết các biện pháp kiểm soát vốn trong nỗ lực làm suy yếu đồng ruble.
Theo Phó thủ tướng thứ nhất Nga Andrei Belousov, đồng ruble đang được định giá quá cao và ngành công nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn nếu tỷ giá giảm xuống mức từ 70-80 ruble/1 USD.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov ngày 29/6 cho rằng nếu giá đồng nội tệ trong những tháng tới duy trì như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ buộc phải giảm sản lượng.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết chính phủ nước này có thể dùng doanh thu tăng thêm từ xuất khẩu dầu khí để can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm kìm hãm đà tăng của đồng ruble.
Theo ông Siluanov, Nga có thể bắt đầu mua tiền tệ của "các nước thân thiện" cùng các kênh khác và sử dụng số tiền này để bình ổn tỷ giá đồng USD và euro với ruble, nhằm giảm đà tăng của đồng ruble.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) Elvira Nabiullina cũng cho biết CBR vẫn đang duy trì chính sách tỷ giá linh động và đã sẵn sàng để mua vào ngoại tệ.
Xem thêm >> Xung đột căng thẳng với Nga, Ukraine kêu gọi NATO viện trợ 5 tỷ USD/tháng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.