(VNF) - Đồng USD đạt đỉnh vào thứ Hai sau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm vào cuối tuần trước. Thị trường dường như nhận thức được sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, mặc dù những lo ngại về xung đột thương mại có thể làm giảm triển vọng tăng giá.
Chỉ số Dollar Index ngày thứ Hai (7/5) đứng ở mức 92,461, giảm 0,1% nhưng vẫn rất gần mức cao nhất của ngày thứ Sáu tuần trước - mức cao nhất kể từ cuối tháng 12/2017.
Chỉ số này đã có ba tuần liên tiếp trên đà tăng, sau các báo cáo về tình hình kinh tế và việc làm của Hoa Kỳ trong năm tài khóa 2017.
Nền kinh tế Mỹ tăng thêm ít công việc hơn dự kiến và thu nhập trung bình, theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của áp lực lạm phát, tăng 0,1% so với dự kiến trong tháng 4, tổng mức tăng của năm là 2,6%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 17 năm qua, ở mức 3,9%.
Tuy nhiên, không một điều nào trong những con số tích cực này có thể thay đổi ý định nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang ít nhất là hai hoặc có thể là ba lần, cho tới cuối năm nay.
Trong khi đó, dữ liệu gần đây cho thấy sự tăng trưởng đáng ngạc nhiên của châu Âu trong năm ngoái đang dần mất đà, khiến các nhà đầu cơ dần dần rời bỏ đồng EUR, dựa trên kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang chuẩn bị kết thúc chương trình mua trái phiếu.
Tỷ giá EUR/USD ngày thứ hai là 1,1962, không thay đổi nhiều so với mức thấp nhất vòng 4 tháng qua vào cuối tuần trước - ở mức 1,1910.
Dữ liệu từ cơ quan giám sát tài chính của Mỹ, được công bố vào cuối ngày thứ Sáu, cho thấy vị thế mua đồng EUR tại sàn giao dịch hợp đồng tương lai Chicago có sự giảm nhẹ trong tuần qua. Hiện tại, số lượng vị thế bán ròng là 120.568, giảm từ mức kỷ lục 151.476 trong tháng trước.
Khi so sánh với các ngoại tệ của các thị trường mới nổi, tổng giá trị vị thế bán ròng USD giảm xuống 18,32 tỷ USD, từ mức cao nhất trong vòng 7 năm - 28,18 tỷ USD, được ghi nhận 2 tuần trước đó.
Chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump là một trong các lý do chính khiến nhiều nhà đầu tư tránh xa đồng USD tháng trước. Thị trường lo ngại về một cuộc chiến thương mại có thể trở lại sau khi các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gần như không tiến triển theo hướng tích cực.
“Các vấn đề xung đột thương mại có thể sẽ tiếp tục kéo dài đối với các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ. Vì vậy, về lâu dài, đồng USD có thể sẽ giảm”, một nhà đầu tư ngoại hối tại một ngân hàng Nhật Bản cho biết.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi sát sao thỏa thuận hạt nhân của Iran, sau khi ông Trump đe dọa sẽ hủy bỏ. Một sự bế tắc ngoại giao leo thang có thể gây ra vô số hậu quả, bao gồm cả việc tăng giá dầu và thiệt hại cho thị trường chứng khoán.
Tổng thống Trump đã nói rằng trừ khi các đồng minh châu Âu sửa chữa những "sai sót" trong thỏa thuận của Tehran với các cường quốc thế giới vào ngày 12/5 tới, ông sẽ áp đặt lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Tỷ giá GPB/USD giao dịch ở mức 1,3538, gần mức thấp nhất trong 4 tháng - 1,3487 ghi nhận vào hôm thứ Ba (1/5).
Tỷ giá USD/JPY ít thay đổi, giữ ở mức 109,10. Trước đó, thị trường đã ghi nhận đồng Yên tăng giá kỉ lục, với mức cao nhất là 110,05 trong vòng 3 tháng. Sự phục hồi của đồng Yên một phần được thúc đẩy bởi các giao dịch ký quỹ của Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong kỳ nghỉ lễ vàng Golden Week của Nhật Bản.
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.