Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Qua kiểm tra cho thấy, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và bàn giao mặt bằng tại dự án Tuyến đường vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) có nhiều sai phạm.
Cụ thể, tại thời điểm lập dự án, tại thời điểm lập dự án, tư vấn chỉ xác định ảnh hưởng khoảng 117 hộ dân, trong đó có 95 hộ cần di dời, tái định cư (TĐC), đồng thời có 5ha chuẩn bị để bố trí TĐC nên tư vấn lập dự án không đề xuất xây dựng khu TĐC.
Đồng thời, tư vấn cũng xác định các khu TĐC ở xung quanh khu vực dự án với diện tích khoảng 5ha cũng đã chuẩn bị để bố trí cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án.
Vì vậy, Tư vấn lập Dự án không đề xuất xây dựng khu TĐC cho Dự án. Nhưng khi triển khai thực hiện, số hồ sơ đất ở cần phải thu hồi là 369 hồ sơ, số lô đất cần để bố trí TĐC là 625 lỗ và quỹ đất để bố trí TĐC xung quanh dự án không đáp ứng để bố trí TĐC cho các hộ giải tỏa nên thành phố đã tiến hành các thủ tục để xây dựng các khu TĐC.
Ngoài ra, theo thuyết minh BCNCKT xác định trong phạm vi GPMB phục vụ Dự án có 128 mộ và phương án di dời mộ cũng không được đề cập nhưng khi triển khai thực hiện thì có 1.192 mộ cần phải di dời để thực hiện Dự án nên phát sinh nhiều khó khăn trong việc bố trí đất di dời mộ.
Qua đó cho thấy, phương án GPMB và TĐC khi lập Dự án chưa sát với thực tế dẫn đến khâu chuẩn bị các khu TĐC, khâu chuẩn bị nghĩa trang để di dời mộ, công tác GPMB bị động phải điều chỉnh. Từ đó, vấn đề này đã làm gián đoạn và kéo dài thời gian GPMB đối với Dự án. Đây là nguyên nhân trước hết, làm ảnh hưởng tiến độ GPMB thực hiện Dự án.
Ban Quản lý với vai trò là cơ quan lập và trình dự án đầu tư xây dựng nhưng đánh giá, kiểm tra phương án GPMB và TĐC của Tư vấn lập dự án chưa sát với yêu cầu thực tế; Sở Giao thông vận tải thẩm định chưa phù hợp với thực tế; Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND thành phố phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhưng không thể hiện phương án GPMB và TĐC là không đảm bảo quy định.
Như vậy, UBND huyện Hòa Vang bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công không liên tục, không đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt, không hoàn thành đúng theo kế hoạch tiến độ công tác GPMB đã cam kết.
Về công tác thi công gói thầu xây lắp phần giao thông, thoát nước, UBND thành phố đã tạo điều kiện để Liên danh nhà thầu tạm ứng vốn 50% giá trị hợp đồng nhằm huy động máy móc, thiết bị, nhân lực để thi công.
Tuy nhiên, Liên danh nhà thầu triển khai thi công không đảm bảo theo tiến độ thi công tổng thể của Hợp đồng thi công xây dựng công trình số 87/2018/HĐXD-BCTGT tại.
Những vị trí đã nhận được mặt bằng đáp ứng điều kiện thi công công trình, đến ngày 31/3/2021, Liên danh nhà thầu chỉ mới bản giao 14,689/19,177km mặt bằng (đạt 76,6%; trong đó có 01km đã bàn giao mặt bằng nhưng chưa có đường vào),
Theo đó, giá trị thanh toán khối lượng công việc hoàn thành là 156.313 triệu đồng, đạt 25,5 % tổng giá trị Hợp đồng số 87/2018/HĐXD-BCTGT.
Trong đó, giá trị thanh toán khối lượng công việc hoàn thành so với khối lượng được giao theo Hợp đồng của Tổng công ty xây dựng Trường Sơn là 112.523 triệu đồng, dat 30,78%.
Giá trị thanh toán khối lượng công việc hoàn thành so với khối lượng được giao theo Hợp đồng của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty CP là 43.790 triệu đồng, đạt 17,69%.
Trong quá trình thi công, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty CP triển khai thi công chậm khi đã nhận mặt bằng đáp ứng điều kiện thi công, không đảm bảo tiến độ yêu cầu theo quy định của Hợp đồng thi công xây dựng công trình số 87/2018/HĐXD-BCTGT.
Ban Quản lý đã ban hành 04 quyết định xử phạt với tổng số tiền xử phạt là 176.430.841 đồng.
Như vậy, qua kiểm tra cho thấy giá trị thanh toán khối lượng công việc hoàn thành so với khối lượng được giao theo Hợp đồng của Liên doanh còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ là vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 113 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
Trong đó, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty CP đạt khối lượng khả thấp, một số hạng mục đã nhận mặt bằng đáp ứng điều kiện thi công nhưng việc triển khai thi công không đảm bảo, cho thấy năng lực thi công của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty CP trong thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ của Dự án.
Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng (BQL) làm chủ đầu tư, liên danh nhà thầu gồm Tổng công ty xây dựng Trường Sơn và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty CP. Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến đường vành đai phía tây, đoạn từ quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh được UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt tại Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 8/6/2017 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 6323/QĐ-UBND ngày 25/12/2018. Theo đó dự án thuộc nhóm B, công trình giao thông cấp I, địa điểm xây dựng tại huyện Hòa Vang, thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2020 (giai đoạn 1 từ năm 2017 - 2019 và giai đoạn 2 từ năm 2019 - 2020). Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 hơn 1.134 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương (vốn trái phiếu Chính phủ) và ngân sách thành phố, chiều dài tuyến 19.177,30m (điểm đầu giao với đường Quốc lộ 14B, điểm cuối Km 19+177,30 nối tiếp vào trục đường chính của Khu công nghệ thông tin tập trung), theo cấp hạng đường là đường phố chính đô thị thứ yếu. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.