'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Các tổ chức kinh tế lớn đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Trung Quốc xuống còn 5,5%, so với mức 6,1% năm ngoái. Với việc đa số các nền kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, cũng như dòng khách du lịch đông đảo tại đây, khu vực này khó tránh khỏi áp lực giảm tốc.
Chẳng hạn, với Thái Lan, tăng trưởng GDP có thể chỉ còn ở mức trên 2% trong năm nay, so với 2,4% năm 2019.
Tăng trưởng GDP của các nền kinh tế Đông Nam Á năm 2019 (màu đen) và dự báo năm 2020 (màu hồng)
Đa phần các quốc gia Đông Nam Á (top 6 nền kinh tế quy mô lớn nhất) đã hạ lãi suất trong năm nay và nhiều khả năng sẽ tiếp tục có động thái này trong thời gian tới.
“Chúng ta đã chứng kiến một làn sóng các biện pháp nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2019 và nhiều khả năng xu hướng này còn tiếp diễn năm 2020”, Edward Lee, nhà kinh tế khu vực Nam và Đông Nam Á tại Standard Chartered Plc (Singapore) cho biết.
Dưới đây là lát cắt cụ thể về triển vọng tăng trưởng và phản ứng của nhà cầm quyền tại các nền kinh tế Đông Nam Á trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng.
Indonesia
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, chưa ghi nhận ca nhiễm bệnh nào, nhưng đã nhanh chóng lên tiếng cho rằng, các nền kinh tế toàn cầu cần chuẩn bị tâm lý trước những tác động tiêu cực có thể lớn hơn dự báo. Bên cạnh thương mại và dịch vụ, Indonesia “nhạy cảm” với những thiệt hại tại lĩnh vực xuất khẩu than đá và dầu cọ, khi Trung Quốc đang là khách hàng chính.
Vào ngày 20/2/2020, Ngân hàng trung ương Indonesia đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay xuống còn 5 – 5,4%, so với mức 5,1 – 5,5% trước đó, đồng thời, hạ lãi suất sau 3 phiên họp liên tiếp giữ nguyên lãi suất.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết, chính phủ còn nhiều dư địa để thực hiện các biện pháp tài chính và có khả năng cân nhắc các biện pháp hỗ trợ, bao gồm giảm thuế cho doanh nghiệp chịu thiệt hại vì dịch bệnh.
Thái Lan
Nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc lớn vào lĩnh vực du lịch, nhất là với du khách Trung Quốc. Điều này khiến quốc gia này chịu tổn thương lớn khi dòng khách Đại lục đang phải chịu các lệnh hạn chế đi lại. Chính phủ nước này ước tính số lượng khách du lịch đã giảm xuống chỉ còn 2,8 triệu người so với con số 37 triệu người trong năm ngoái.
Dòng khách du lịch tới Thái Lan giảm mạnh
Trong khi đó, đồng bath, vốn là đồng tiền mạnh nhất khu vực năm 2019, vừa chứng kiến đà giảm giá khá sâu. Tuy nhiên, giới chức nước này cho biết đây không phải diễn biến tiêu cực. Ngân hàng trung ương Thái Lan đã hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục vào ngày 5/2 và cho biết còn có thể hạ hơn nữa.
Singapore
Số ca mắc bệnh tại Singapore đã giảm nhanh chóng sau vài tuần qua, tuy nhiên, chính phủ nước này vẫn hạ dự báo tăng trưởng năm 2020 xuống còn 0,5% so với mức 1,5% trước đó. Năm 2019, tăng trưởng GDP của Singapore chỉ đạt 0,7%, mức thấp nhất trong 1 thập kỷ.
Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore, vốn sử dụng tỷ giá hối đoái như một trong những công cụ chính sách chính mới đây cho biết, đồng nội tệ nhiều khả năng tiếp tục giảm giá.
Diễn biến tỷ giá SGD/USD
Đáng chú ý, thông tin ngân sách 2020 vừa được công bố cho thấy, thâm hụt ngân sách của Singapore đang ở mức cao nhất kể từ năm 1997 tới nay. Nguyên nhân một phần từ việc trích 800 triệu SGD (573 triệu USD) cho các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và 5,6 tỷ USD cho các chương trình hỗ trợ hộ gia đình và doanh nghiệp.
Malaysia
Việc dịch bệnh Covid-19 bùng phát tạo thêm áp lực với tăng trưởng kinh tế Malaysia sau một năm 2019 nhiều khó khăn. Đây là lý do Ngân hàng trung ương Malaysia đã hạ lãi suất vào ngày 22/1, trước cả khi dịch bệnh bùng phát, đồng thời đưa ra tín hiệu cho thấy sẽ tiếp tục động thái này bởi lạm phát vẫn đang ở mức thấp.
Tăng trưởng GDP Malaysia qua các năm
Philippines
Chính phủ Philippines ước tính quốc gia này thiệt hại khoảng 445 triệu USD mỗi tháng với riêng ngành du lịch khi dịch bệnh lan rộng. Chưa kể, lệnh hạn chế đi lại còn ảnh hưởng tới hàng nghìn nhân viên Philippines làm việc tại nước ngoài, trong khi đây là lực lượng đóng góp khoảng 9% GDP.
Ngân hàng trung ương Philippines cũng là cơ quan đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á hạ lãi suất khi dịch bệnh bắt đầu vào ngày 6/2 và cho biết còn nhiều dư địa để tiếp tục hạ lãi suất.
Việt Nam
Do có mối quan hệ mật thiết với chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, Việt Nam được đánh giá rất nhạy cảm với rủi ro xuất phát từ dịch bệnh hiện nay. Xuất khẩu của quốc gia này đã giảm trong tháng 1 và số liệu từ nhà quản lý cho thấy tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại ở mức chưa tới 6%, sau khi tăng trưởng 7% trong năm ngoái. Hiện tại, Việt Nam vẫn duy trì mục tiêu ở mức 6,8%.
Tăng trưởng xuất khẩu (màu đen) và nhập khẩu (màu hồng) của Việt Nam
Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới có động thái yêu cầu các ngân hàng thương mại có biện pháp giãn nợ với các doanh nghiệp chịu tác động từ dịch bệnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.