'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, trình Thủ tướng phê duyệt.
Theo NHNN, Fintech đang đóng vai trò bổ khuyết hoặc giải quyết tính thiếu hiệu quả trong sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện hành như giới hạn về thời gian, địa điểm giao dịch, điểm tiếp xúc khách hàng theo kênh vật lý, nhận biết và xác thực khách hàng (KYC), cũng như quy trình, thủ tục giao dịch tương đối phức tạp.
Fintech cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia thông qua tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính đối với một bộ phận người dân chưa có tài khoản ngân hàng (unbanked) hoặc khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính – ngân hàng truyền thống (underbanked), tạo thêm các lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ tài chính-ngân hàng.
Cũng như các cơ quan quản lý trên thế giới, NHNN và các cơ quan liên quan cũng đang gặp phải các thách thức mới trong công tác quản lý Nhà nước với sự xuất hiện của các công ty cung ứng giải pháp Fintech hoạt động trong các lĩnh vực như cho vay ngang hàng (P2P Lending), các mô hình thanh toán mới, chuyển tiền xuyên biên giới, chia sẻ dữ liệu người dùng qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open APIs).
Hoạt động của loại hình các công ty này hiện nay hầu hết đều chưa có quy định pháp lý cụ thể điều chỉnh đã gây khó khăn cho việc xác định mô hình hoạt động và công tác quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước.
"Mặc dù không liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng, tuy nhiên qua việc xử lý đối với trường hợp Uber và Grab tham gia thị trường vận tải tại Việt Nam vừa qua đã cho thấy bài học kinh nghiệm sâu sắc cho ngành tài chính-ngân hàng về việc ứng phó đối với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ; nếu không có một hành lang pháp lý kịp thời, phù hợp thì việc quản lý Nhà nước có thể sẽ gặp nhiều lúng túng khi các công ty cung ứng giải pháp Fintech mở rộng phạm vi hoạt động", NHNN nhấn mạnh.
Do đó, Việt Nam cần sớm có một khuôn khổ cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ; đồng thời là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chính thức trong thời gian tới.
NHNN cho biết từ năm 2021, dự kiến chính thức tiến hành tiếp nhận hồ sơ và chấp thuận cho các ngân hàng, công ty cung ứng giải pháp Fintech tham gia Cơ chế thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo dự thảo Nghị định, sẽ có 7 lĩnh vực Fintech được tham gia Cơ chế thử nghiệm Fintech, bao gồm: thanh toán; tín dụng; cho vay ngang hàng (P2P Lending); hỗ trợ định danh khách hàng; giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API); các giải pháp ứng dụng công nghệ đối mới sáng tạo như Blockchain...; các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động ngân hàng như chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn...
Đối tượng được tham gia thử nghiệm bao gồm: tổ chức tín dụng (TCTD) theo quy định tại Luật TCTD 2010; công ty Fintech/công ty cung ứng giải pháp Fintech hợp tác với ngân hàng; công ty Fintech/công ty cung ứng giải pháp Fintech độc lập.
Để được chấp thuận tham gia Cơ chế thử nghiệm Fintech, giải pháp Fintech của tổ chức phải là giải pháp mà hoàn toàn chưa có hoặc một phần chưa có quy định pháp lý điều chỉnh; là giải pháp Fintech sáng tạo lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam hoặc giải pháp Fintech được ứng dụng cho dịch vụ mới, có tính sáng tạo cao góp phần đem mang lại lợi ích cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu mở rộng phổ cập tài chính.
Cùng với đó, đây cũng phải là giải pháp được thiết kế quản lý rủi ro tốt, không có hoặc ít có khả năng gây ra tác động xấu tới các tổ chức tài chính nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung; có phương án xử lý, khắc phục các rủi ro xảy ra trong quá trình thử nghiệm.
Giải pháp Fintech tham gia Cơ chế thử nghiệm phải được công ty Fintech/công ty cung ứng giải pháp Fintech hoặc TCTD thực hiện các biện pháp đánh giá phù hợp và chính xác chức năng, công dụng và tính hữu ích.
Ngoài ra, phải là giải pháp có tính khả thi và tính thương mại cao, có kế hoạch cung ứng ra thị trường cụ thể sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm; không tiềm ẩn rủi ro gây bất ổn đến thị trường tài chính – ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
NHNN cho biết thời gian thử nghiệm các giải pháp Fintech là 1-2 năm tùy từng giải pháp và lĩnh vực cụ thể, tính từ thời điểm được Thủ tướng chấp thuận thử nghiệp.
Tùy thuộc vào các giải pháp Fintech cụ thể, NHNN sẽ thảo luận với tổ chức tham gia thử nghiệm để quyết định phạm vi cho hoạt động của các giải pháp, bao gồm đồng thời hoặc 1 trong 3 yếu tố: về địa lý, về hạn mức giao dịch và về số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ.
Kết thúc thời gian thử nghiệm, các tổ chức tham gia thử nghiệm phải xây dựng báo cáo tổng kết, bao gồm các thông tin: sản phẩm đầu ra thử nghiệm, các chỉ số đánh giá thử nghiệm về thành công hay thất bại của giải pháp và kết quả thử nghiệm; các báo cáo sự cố và giải quyết khiếu nại của khách hàng và bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thử nghiệm.
NHNN căn cứ trên báo cáo tổng kết và quá trình giám sát trình Thủ tướng phương án xử lý tiếp theo, gồm: dừng thử nghiệm, chứng nhận hoàn thành thử nghiệm hoặc gia hạn thử nghiệm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.