'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Tôi rất vui khi chúng ta đạt được thỏa thuận cấp châu Âu về mục tiêu giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt. Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự đoàn kết ở châu Âu, cũng là tín hiệu đáng mừng đối với Đức, quốc gia cho đến nay vẫn đặc biệt phụ thuộc vào khí đốt của Nga", Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trước Hạ viện ngày 20/10.
"Sau tất cả, chúng ta đã thoát khỏi sự phụ thuộc này và đang chuẩn bị tốt cho mùa đông", ông Scholz nói thêm.
Thủ tướng Đức đồng thời cảm ơn toàn thể người dân vì những nỗ lực tiết kiệm năng lượng. “Cùng nhau, chúng ta đang phấn đấu cắt giảm 20% lượng tiêu thụ khí đốt. Mỗi kilowatt giờ chúng ta tiết kiệm được sẽ tăng cường an ninh năng lượng của đất nước”, ông Scholz nhấn mạnh.
Cũng tại cuộc họp với Hạ viện, ông Scholz một lần nữa nhắc lại cáo buộc Moscow đã “sử dụng năng lượng làm vũ khí” đối phó với phương Tây. Ông cho rằng nước Nga không còn là đối tác thương mại đáng tin cậy bởi từ lâu trước khi xảy ra vụ rò rỉ tại đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) 1 và 2 ở biển Baltic, Nga đã ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống này mà không nêu rõ lý do.
Đề cập tới đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc áp đặt giới hạn giá năng lượng, ông Scholz cho biết chính quyền Đức đang xem xét thận trọng vấn đề này.
Tuy nhiên, ông cho rằng mức giới hạn giá được thiết lập về mặt chính trị luôn tiềm ẩn rủi ro khi các nhà sản xuất sẽ bán khí đốt cho những nơi khác, do đó, người dân châu Âu có thể sẽ nhận được ít khí đốt hơn.
"Về vấn đề này, Liên minh châu Âu (EU) nên phối hợp chặt chẽ hành động với các nước tiêu thụ khí đốt khác như Nhật Bản và Hàn Quốc để không cạnh tranh lẫn nhau. Đồng thời, chúng tôi cũng đang trao đổi với các nhà sản xuất khác về mức giá phù hợp", ông Olaf Scholz cho biết thêm.
Mới đây, thông báo ngày 14/10 của Bộ Kinh tế Đức cho biết chính phủ Đức đặt mục tiêu dự trữ khí đốt đạt 95% công suất vào ngày 1/11, tuy nhiên Đức đã vượt mục tiêu này sớm hơn 2 tuần so với kế hoạch.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã gọi đây là một "cột mốc quan trọng”. Theo ông, các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong những tuần gần đây và việc tăng cường mua khí đốt từ các nhà cung cấp mới đã giúp kho dự trữ khí đốt được lấp đầy sớm hơn dự kiến dù nguồn cung chính từ Dòng chảy phương Bắc 1 của Nga đã bị ngắt hoàn toàn.
Dù vậy, ông vẫn nhấn mạnh rằng Đức vẫn cần tiếp tục củng cố nguồn khí đốt dự trữ trong bối cảnh các nước châu Âu không chỉ phải lo lắng về việc thiếu hụt nguồn cung mà còn đang chật vật ứng phó với việc giá năng lượng tăng cao gấp nhiều lần so với trước kia.
Được biết Đức đã chi 1,5 tỷ euro (1,46 tỷ USD) để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó Qatar và Mỹ là các nhà cung cấp chính. Nước này có kế hoạch xây dựng thêm 5 kho chứa và tiếp nhận LNG nhập khẩu.
Xem thêm >> WB: ‘Cần thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo neo giữ lạm phát’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.