Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo South China Morning Post, cuộc "phân ly tài chính" giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn dù Tổng thống Donald Trump sắp rời Nhà Trắng. Hồi tháng 11, ông Trump ký sắc lệnh cấm các tổ chức và cá nhân Mỹ đầu tư vào 31 công ty Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen vì có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Đến nay, con số này đã tăng lên 35, bao gồm nhiều cái tên lớn như Hikvision (một trong những hãng sản xuất thiết bị giám sát video lớn nhất thế giới) và SMIC (tập đoàn sản xuất chất bán dẫn hàng đầu Trung Quốc). "Trung Quốc lợi dụng nguồn vốn Mỹ để phát triển và hiện đại hóa lực lượng tình báo, quân đội và an ninh", ông Trump nhấn mạnh.
Giới quan sát nhận định Washington lo ngại với chiến lược kết hợp giữa quân đội và doanh nghiệp dân sự, Trung Quốc sẽ phát triển lực lượng vũ trang đẳng cấp thế giới vào năm 2049. Một "sách lược" của Bắc Kinh là sử dụng trình độ công nghệ của các công ty tư nhân để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp quốc phòng.
Căng thẳng Mỹ - Trung sẽ không hạ nhiệt khi Tổng thống tân cử Joe Biden vào Nhà Trắng. Do đó, các công ty Trung Quốc bị cáo buộc có quan hệ với quân đội nước này sẽ khó có thể tiếp tục tiếp cận nguồn vốn của nhà đầu tư Mỹ.
“Mỹ lo ngại nguồn vốn nước này sẽ phục vụ cho chiến lược phát triển quốc phòng của Trung Quốc. Ông Biden sẽ không quay lại với các chính sách như thời trước ông Trump. Hạn chế đầu tư Mỹ và các công ty có quan hệ với quân đội Trung Quốc là vấn đề trọng yếu với Washington", chuyên gia Anna Ashton thuộc Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung (Washington) cho biết.
Chỉ vài tháng trước, lưỡng viện quốc hội Mỹ đã ban hành nhiều báo cáo, cảnh báo việc nguồn vốn từ các nhà đầu tư Mỹ đổ vào doanh nghiệp Trung Quốc có quan hệ với quân đội Bắc Kinh. Với Washington, đây là vấn đề nguy hiểm, đặc biệt trong thời điểm căng thẳng giữa hai nước leo thang.
Mới đây, MSCI loại 10 công ty Trung Quốc ra khỏi chỉ số chứng khoán này. Sau đó, S&P Dow Jones và Nasdaq cũng trục xuất một số doanh nghiệp Trung Quốc. Hồi đầu tháng 12, Sàn giao dịch London hủy niêm yết 8 công ty Trung Quốc.
Mới đây, Tổng thống Trump ký ban hành luật trục xuất các công ty Trung Quốc hỏi sàn chứng khoán Mỹ nếu chúng không tuân thủ các quy định kiểm toán của Mỹ. "Chính quyền Tổng thống Biden sẽ duy trì luật này", giáo sư Jesse Fried thuộc Trường Luật Harvard cho biết.
Ông nói thêm: "Đạo luật được cả đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ. Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Đã có nhiều công ty Trung Quốc bị phát hiện lừa đảo nhà đầu tư Mỹ". Trường hợp tiêu biểu là chuỗi cà phê Luckin Coffee. Công ty này bị phát hiện nâng khống doanh số năm 2019 để lừa nhà đầu tư.
Theo giáo sư Fried, các chính sách về tài chính đối với Trung Quốc của chính quyền ông Biden có thể còn cứng rắn hơn so với thời ông Trump. “Chính quyền mới sẽ tăng sức ép lên các công ty Trung Quốc", ông nói. Theo ông Fried, chính quyền ông Biden ít quan tâm tới Phố Wall, thay vào đó sẽ bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ.
Tuy nhiên, những năm qua, dòng vốn từ Mỹ chảy rất mạnh vào Trung Quốc. Từ năm ngoái, Trung Quốc mở cửa ngành dịch vụ tài chính để thu hút các công ty nước ngoài. Hồi tháng 3, ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chính quyền Trung Quốc cho phép nắm giữ 51% cổ phần tại các doanh nghiệp ở Trung Quốc.
Vào ngày 8/12, Goldman tiết lộ kế hoạch mua lại 100% cổ phần của liên doanh tại Trung Quốc. CEO Goldman David Solomon khẳng định ngân hàng này sẽ mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc, tăng đầu tư vào nhân lực và công nghệ. Trong khi đó, Phó chủ tịch BlackRock Phillipe Hildebrand cho biết công ty này sẽ mở rộng đầu tư vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ tỏ ra rất thận trọng. Trong báo cáo được trình lên quốc hội vào tháng 12, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung cảnh báo nỗ lực mở cửa tài chính của Trung Quốc là một phần của trong "chiến lược" của Bắc Kinh.
"Việc tăng đầu tư vào hệ thống tài chính Trung Quốc dẫn tới những rủi ro lớn cho các nhà đầu tư Mỹ. Một vấn đề đáng lo ngại là sự xuất hiện của chứng khoán Trung Quốc trong các chỉ số chứng khoán. Hàng trăm tỷ USD từ Mỹ đổ vào một hệ thống tài chính thiếu minh bạch và thiếu sự giám sát”, báo cáo viết.
"Trung Quốc là mối đe dọa đối với lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ”, bà Robin Cleveland, lãnh đạo Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung, nhận định. Bà cho biết báo cáo của cho thấy những thách thức từ Trung Quốc là mối lo ngại của toàn nước Mỹ.
Các nghị sĩ thuộc cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều ủng hộ mạnh mẽ luật xóa tên các công ty Trung Quốc khỏi sàn giao dịch Mỹ bất chấp việc họ bất đồng trong rất nhiều vấn đề khác của nước Mỹ, từ đại dịch Covid-19 cho đến các gói kích thích kinh tế.
“Các thành viên Quốc hội đều cứng rắn hơn với Trung Quốc so với cách đây 4 hoặc 8 năm trước. Đây là một trong những điều duy nhất mà cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa nhất trí”, chuyên gia Ashton của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc nói.
Chuyên gia Ashton cho rằng dưới thời Tổng thống Biden, chính quyền Mỹ có thể xử lý các vấn đề Trung Quốc một cách mềm mỏng hơn. Tuy nhiên, “sự phân ly kinh tế - tài chính giữa hai quốc gia sẽ tiếp diễn và không thể ngừng lại".
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.