Đường ngoại ồ ạt vào Việt Nam 'bóp chết' đường nội

Dương Hưng - 12/05/2021 19:16 (GMT+7)

Trong quý I/2021, đã xảy ra một hiện tượng bất thường khi nhập khẩu đường vào Việt Nam từ một số nước ASEAN (vốn không có thế mạnh về đường) tăng vọt lên tới 57 lần (5.735%). Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đây thực chất là việc "rửa nguồn" của đường Thái Lan để né thuế, khiến ngành đường của Việt Nam thoi thóp.

VNF
(Ảnh minh họa)

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong quý I/2021, đường có nguồn gốc nhập khẩu bao gồm chính ngạch và nhập lậu tiếp tục làm chủ thị trường. Một lượng lớn đường đã được các nhà nhập khẩu tìm mọi cách đưa về trước thời điểm Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Bên cạnh đó, khối lượng đường nhập khẩu gia tăng đột biến từ một số quốc gia ASEAN (Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia) nhờ ưu đãi thuế giá rẻ (thuế chỉ có 5%) đang khiến ngành đường trong nước thoi thóp.

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, lượng đường nhập khẩu từ 5 nước ASEAN gồm Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam khoảng 188.202 tấn, tăng tới 5.735% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, trong các nước nêu trên, Malaysia là quốc gia không trồng mía; còn Indonesia và Campuchia là các quốc gia sản xuất không đủ và phải nhập khẩu đường.

5 quốc gia ASEAN không sản xuất nhiều về mía đường, nhưng lại tăng vọt sản lượng nhập khẩu vào Việt Nam

Đại diện Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho rằng, mức tăng trên là rất bất thường. Bởi, cả 5 nước ASEAN hoàn toàn không sản xuất nhiều về mía đường để có thể xuất khẩu một số lượng lớn vào Việt Nam.

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, thực chất đây là dấu hiệu của việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Bởi, cả 5 nước trên đều nhập khẩu đường từ Thái Lan, đồng thời lượng đường xuất vào Việt Nam của các nước trên đều liên quan đến xuất xứ Thái Lan

Cũng theo VSSA, trước tình trạng trên, các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn vì đã nâng giá mía lên cho nông dân. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ đường với mặt bằng giá mới đang không thể thực hiện do sự cạnh tranh của các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu.

Được biết, hết quý I/2021, doanh nghiệp sản xuất đường nội đã ép được 5,8 triệu tấn mía với hơn 611 nghìn tấn đường, thấp hơn 700 nghìn tấn so với vụ 2019-2020.

“Con số này cho thấy sự thiệt hại nghiêm trọng mà ngành đường Việt Nam đang phải gánh chịu trước sự tấn công ồ ạt của đường nhập khẩu “rửa nguồn”, đại diện VSSA chia sẻ.

Các doanh nghiệp nội đang "thoi thóp" vì đường ngoại đang ồ ạt nhập vào Việt Nam

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn cho rằng, vấn đề lớn nhất thời điểm này là việc kiểm soát đường nhập lậu. Nếu không quyết liệt, không kiểm soát chặt chẽ, đường nhập lậu sẽ gây lũng đoạn giá đường trong nước. Doanh nghiệp mía đường sẽ tiếp tục rơi vào khó khăn, và có nguy cơ phá sản vì tình trạng này.

Ông Đinh Duy Vượt, chuyên gia về mía đường cho rằng, để ngành mía đường phát triển bền vững, từng bước cạnh tranh sòng phẳng với Thái Lan và thực hiện đúng cam kết ATIGA (Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN), ngành mía đường cần khẩn trương tái cơ cấu toàn diện nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, sớm hiện đại hóa các nhà máy, đa dạng các sản phẩm, phụ phẩm từ bã mía như điện, phân bón…

Muốn vậy, Nhà nước cần sớm xây dựng ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi, bảo hộ, vay vốn, thuế và các điều kiện thiết yếu cho nhà máy đường và người trồng mía; tiếp tục kiểm soát nhập khẩu, đấu tranh quyết liệt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là mặt hàng đường từ Thái Lan và các nước tuồn vào Việt Nam.

Trong năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu 1,384 triệu tấn đường các loại, tăng gấp gần 4 lần so với năm 2019. Trong đó, lượng đường nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam là 1,145 triệu tấn, chiếm 82,7%. Ngoài ra, lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN như Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanmar.. đều có xuất xứ từ Thái Lan, nâng tổng lượng đường nhập khẩu có nguồn gốc Thái Lan lên tới hơn 1,3 triệu tấn, chiếm 95,7% sản lượng đường nhập khẩu.

 

Theo TPO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Các ngân hàng sẵn sàng bán vàng trực tiếp đến người dân, không vì mục đích lợi nhuận

Các ngân hàng sẵn sàng bán vàng trực tiếp đến người dân, không vì mục đích lợi nhuận

(VNF) - 4 ngân hàng thương mại nhà nước đang tích cực chuẩn bị cho việc bán vàng miếng SJC từ ngày 3/6, không đặt mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế. Giá bán theo giá nhà nước và được công khai trên website 4 ngân hàng.

Giảm gần 700 đồng, xăng RON95-III lùi về 22.519 đồng/lít

Giảm gần 700 đồng, xăng RON95-III lùi về 22.519 đồng/lít

(VNF) - Giá xăng ngày 30/5 giảm theo xu hướng thế giới tuần qua, mức giảm dao động từ 518 đồng đến 694 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít.

Nhận diện nhà thầu giao thông nghìn tỷ Xây dựng 886 - Thành Nam

Nhận diện nhà thầu giao thông nghìn tỷ Xây dựng 886 - Thành Nam

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam vừa vướng phải 'tai tiếng' về việc có dấu hiệu gian lận khi cung cấp tài liệu tham dự thầu tại Gói thầu số 3 do Cục Đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư.

Kido: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ đông chuẩn bị đón 'mưa' cổ tức

Kido: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ đông chuẩn bị đón 'mưa' cổ tức

(VNF) - KIDO lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 800 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với mức thực hiện năm 2023.

Chiến tranh công nghệ: Huawei chạy đua lấp chỗ trống do Nvidia để lại ở Trung Quốc

Chiến tranh công nghệ: Huawei chạy đua lấp chỗ trống do Nvidia để lại ở Trung Quốc

(VNF) - Theo những người trong ngành, Huawei Technologies đã nổi lên như một nhà cung cấp chip trí tuệ nhân tạo (AI) chính ở Trung Quốc sau khi Mỹ tung các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với bộ xử lý tiên tiến của Nvidia.

Kinh doanh tụt dốc, Bkav Pro của ông Nguyễn Tử Quảng khất nợ trái phiếu thêm 1 năm

Kinh doanh tụt dốc, Bkav Pro của ông Nguyễn Tử Quảng khất nợ trái phiếu thêm 1 năm

(VNF) - Công ty cổ phần phần mềm diệt virus BKAV (Bkav Pro) được trái chủ chấp thuận kéo dài kỳ hạn lô trái phiếu duy nhất thêm 1 năm.

Google tiếp tục rót hàng tỷ USD vào quốc gia Đông Nam Á

Google tiếp tục rót hàng tỷ USD vào quốc gia Đông Nam Á

(VNF) - Google sẽ đầu tư 2 tỷ USD vào Malaysia, trong đó một phần số tiền sẽ được dùng để xây dựng trung tâm dữ liệu và cơ sở nền tảng đám mây Google Cloud đầu tiên tại quốc gia này trong bối cảnh nhu cầu về AI và dịch vụ đám mây tăng lên.

NH trực tiếp bán vàng: Mua bao nhiêu cũng có, phải khai báo đầy đủ danh tính

NH trực tiếp bán vàng: Mua bao nhiêu cũng có, phải khai báo đầy đủ danh tính

(VNF) - Ngay sau thông báo 4 ngân hàng thương mại nhà nước tham gia mua, bán vàng, giá vàng SJC đã giảm không phanh. Tuy nhiên, vẫn rất khó để có thể xác định được liệu rằng giải pháp mới của NHNN có đủ sức để bình ổn thị trường vàng hay không.

DN liên quan Năm Sao Group kinh doanh thụt lùi, gánh khối nợ 3.200 tỷ

DN liên quan Năm Sao Group kinh doanh thụt lùi, gánh khối nợ 3.200 tỷ

(VNF) - Tính đến cuối năm 2023, nợ phải trả của Cajimex là hơn 3.210 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp là 2.230 tỷ đồng.

Tổng giám đốc BIDV: Tuần tới mở bán vàng cho dân theo giá nhà nước

Tổng giám đốc BIDV: Tuần tới mở bán vàng cho dân theo giá nhà nước

(VNF) - Theo Tổng Giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm, ngân hàng sẽ bán vàng trực tiếp cho dân vào tuần tới và không đặt ra mục tiêu lợi nhuận.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.