'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nga bắt đầu bầu cử Tổng thống lần thứ 8
Ngày 15/3, nước Nga đã bắt đầu mở các điểm bỏ phiếu bầu chọn Tổng thống. Các điểm bỏ phiếu sẽ hoạt động từ 8 - 20h trong 3 ngày từ 15-17/3. Đây là lần đầu tiên nước Nga tiến hành một cuộc bầu cử tổng thống trong 3 ngày.
Tổng cộng 94.000 điểm bỏ phiếu hoạt động trong cuộc bầu cử tổng thống lần này với hơn 113 triệu lá phiếu được chuẩn bị.
Cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 8 của nước Nga là cuộc đua giữa 4 ứng viên, gồm ông Vladislav Davankov của Đảng Những con người Mới, ông Leonid Slutsky của Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR), ông Nikolai Kharitonov của Đảng Cộng sản LB Nga (KPRF), và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin - người ứng cử với tư cách ứng cử viên độc lập.
Người chiến thắng năm nay sẽ giữ chức vụ Tổng thống trong 1 nhiệm kỳ dài 6 năm, do Liên bang Nga đã sửa đổi Hiến pháp năm 2020.
Các cuộc thăm dò trước bầu cử hầu như đều cho thấy ông Putin giành lợi thế lớn và nhiều khả năng sẽ tiếp tục giữ vị trí Tổng thống. Trước đó, ông Putin đã 4 lần giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống Nga, vào các năm 2000, 2004, 2012 và 2018.
EU thông qua đạo luật quản lý AI
Ngày 13/3, Nghị viện châu Âu đã thông qua đạo luật đầu tiên trên thế giới về việc quản lý trí tuệ nhân tạo (AI).
Các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết các quy tắc trong đạo luật sẽ bảo vệ công dân khỏi những rủi ro có thể xảy ra khi công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới trên lục địa này.
Với việc thông qua Đạo luật AI, châu Âu là nơi đầu tiên có một đạo luật về việc quản lý AI một cách toàn diện, dự kiến sẽ đóng vai trò là "ngọn cờ đầu" cho các chính phủ khác đang vật lộn với cách điều chỉnh công nghệ đang phát triển nhanh chóng.
“Châu Âu NGAY BÂY GIỜ là nơi đặt ra tiêu chuẩn toàn cầu về AI”, ông Thierry Breton, ủy viên châu Âu về thị trường nội bộ, viết trên mạng xã hội X.
Việc thông qua đạo luật diễn ra 5 năm sau khi những quy tắc đầu tiên về AI được đề xuất, 3 năm sau khi Đạo luật AI được đưa ra và hơn 1 năm kể từ khi sự bùng nổ của các sản phẩm AI tạo ra cuộc cạnh tranh gắt gao về lĩnh vực này.
Xem thêm >> EU thông qua đạo luật quản lý AI toàn diện đầu tiên trên thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cấm TikTok
Ngày 13/3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, phải thoái vốn quyền sở hữu ứng dụng nếu không muốn bị cấm hoạt động ở nước này.
Cụ thể, dự luật yêu cầu công ty ByteDance phải có các biện pháp để từ bỏ quyền kiểm soát ứng dụng TikTok trong vòng 180 ngày, nếu không ứng dụng này sẽ bị cấm khỏi các cửa hàng ứng dụng Apple và Google ở Mỹ.
Các nhà lập pháp của Mỹ cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng TikTok để truyền bá thông điệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc giành quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm về người dùng TikTok ở Mỹ.
Dự luật này là biện pháp mới nhất của chính quyền Mỹ nhằm giải quyết những lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ liên quan đến Trung Quốc, từ xe tự lái, chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến cho đến cần cẩu tại các cảng của Mỹ.
Trước động thái của Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin cáo buộc Mỹ “dùng các động thái bá quyền khi không thể thành công trong cạnh tranh công bằng”, đồng thời phủ nhận việc TikTok là mối nguy với Nhà Trắng.
Ba Lan thay đại sứ tại hơn 50 quốc gia
Ngày 13/3, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố nước này đã quyết định triệu hồi hơn 50 đại sứ và sẽ loại bỏ khoảng chục ứng viên thay thế do chính phủ tiền nhiệm Warsaw đưa ra.
Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết các thủ tục triệu hồi đã được triển khai sau khi được Thủ tướng Donald Tusk chấp thuận. Những thay đổi này được cho là sẽ giúp giải quyết một cách chuyên nghiệp những thách thức mà chính sách đối ngoại của Ba Lan đang phải đối mặt.
Tờ RT của Nga cho biết rằng trước đó một ngày, Thủ tướng Tusk thông báo trên truyền hình quốc gia rằng ông cùng Ngoại trưởng Sikorski sẽ đề xuất tổng thống thực hiện một sự thay đổi lớn về nhân sự của các đại sứ quán.
“Nếu không có phương án nào khác, chúng tôi sẽ triệu hồi các đại sứ ở các nước cho đến khi quan điểm của tổng thống thay đổi. Các nhà ngoại giao hiện giữ chức vụ đại biện sẽ giữ chức đại sứ. Chúng ta phải cải thiện và xây dựng một đội ngũ trung thành với nhà nước Ba Lan”, Thủ tướng Tusk nhấn mạnh.
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết chống bài Hồi giáo
Ngày 15/3, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết về các biện pháp chống bài trừ Hồi giáo.
Theo đó, nghị quyết lên án bất kỳ chủ trương hận thù tôn giáo nào gây ra sự kích động phân biệt đối xử, thù địch hoặc bạo lực, đặc biệt là phân biệt chống lại người Hồi giáo. Đồng thời, nghị quyết kêu gọi các quốc gia LHQ hành động chống lại sự phân biệt tôn giáo, thúc đẩy đối thoại giữa các tôn giáo, nền văn minh, chung sống hoà bình.
Nghị quyết yêu cầu Tổng thư ký LHQ bổ nhiệm một Đặc phái viên của LHQ về chống bài Hồi giáo và trình báo cáo lên Đại hội đồng LHQ trong phiên họp lần sau về việc thực hiện Nghị quyết này.
Xem thêm >> Mỹ điều tra 'đế chế' của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, nghi ngờ hối lộ quan chức
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.