Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Để nông nghiệp “xanh” đúng nghĩa
Trang trại thẳng đứng có thể sản xuất hơn 1 triệu cân rau xanh chất lượng mỗi năm từng gây sốt khi được mệnh danh là trang trại thẳng đứng trong nhà lớn nhất thế giới. Thế nhưng, danh hiệu này sẽ không giữ được lâu.
Phía bên kia thành phố, tại Thung lũng Công nghệ Thực phẩm đang mọc lên một cơ sở thậm chí còn lớn hơn mang tên GigaFarm. GigaFarm có chiều cao 12m và rộng tới 83.612m2.
Giải pháp canh tác thẳng đứng của GigaFarm được cung cấp bởi IGS, một công ty của Scotland được thành lập vào năm 2013. Dự án này được IGS mô tả trông giống như một bãi đậu xe nhiều tầng nhưng được trồng cây thay vì đỗ xe cộ. GigaFarm sẽ là một môi trường được kiểm soát, theo dõi và điều chỉnh tần suất cũng như lượng nước và phân bón một cách cẩn thận.
Giám đốc điều hành của Christof Global Impact (đơn vị đứng sau ReFarm), ông Oliver Christof cho biết dự án GigaFarm được giám sát bởi doanh nghiệp ReFarm do UAE thành lập, không chỉ lớn hơn các trang trại thẳng đứng khác mà nó còn hoạt động theo cách khác biệt.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hệ thống canh tác thực phẩm hàng năm phải chịu trách nhiệm cho 1/3 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Để làm cho nông nghiệp “xanh” đúng nghĩa, GigaFarm đang có kế hoạch sử dụng một bộ công nghệ có thể biến đổi chất thải, như phế liệu thực phẩm và nước thải, thành các sản phẩm nông nghiệp như phân trộn, thức ăn chăn nuôi, nước sạch và năng lượng.
Trang trại trong nhà này sử dụng hệ thống thủy canh, bên dưới mỗi khay trồng cây là phân hữu cơ hoặc xơ dừa, thay vì đất thông thường, và dải đèn LED dưới mỗi khay nhằm cung cấp ánh sáng mặt trời tổng hợp.
Các cảm biến trong nhà, bao gồm cả hệ thống camera, đóng vai trò theo dõi sự phát triển của thực vật và tự động quản lý mức độ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước và chất dinh dưỡng của mỗi tầng cây.
Việc canh tác cây trồng theo chiều dọc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích so với cách gieo trồng truyền thống. Một trong số đó có thể kể đến cây trồng sẽ đạt mức độ tăng trưởng nhanh hơn, lượng nước được sử dụng cho cây sẽ được giảm tới 98% và đặc biệt là các tầng cây giúp tiết kiệm không gian hơn.
Bên cạnh đó, trang trại thẳng đứng có thể được xây dựng ở những nơi đất đã bị thoái hóa và không thể sử dụng cho nông nghiệp truyền thống, đồng thời không gian trong nhà sẽ không bị hạn chế bởi mùa vụ và khí hậu.
Đương nhiên, giải pháp này cũng có những hạn chế riêng. Những công nghệ và cơ sở hạ tầng thông minh tương đương với một khoản đầu tư rất lớn. Các chi phí vận hành, hoá đơn tiền điện… cũng sẽ khiến công ty gặp nhiều khó khăn.
Không khó để kiếm những cái tên từng thua lỗ trong quá trình phát triển lĩnh vực này. Trong năm ngoái, Fifth Season và App Harvest đã phải nộp đơn xin phá sản do không thể cạnh tranh được với chi phí thấp của ngành nông nghiệp truyền thống. Công ty nông nghiệp thẳng đứng AeroFarms của Mỹ cũng từng mở một cơ sở nghiên cứu rộng hơn 6.000m2, nhưng sau đó cũng phải nộp đơn xin phá sản.
Ông Andrew Lloyd, Giám đốc điều hành của IGS cho biết tạo ra một trang trại thẳng đứng bền vững, cả về tài chính và môi trường chính là điều mà ReFarm đang hướng tới.
Năng lượng được tạo ra từ chính chất thải
Chia sẻ về hướng đi của GigaFarm, ông Christof cho biết trang trại sẽ lấy nước và năng lượng từ việc đốt chất thải rắn và tận dụng côn trùng. Chi tiết hơn, GigaFarm dự định nuôi lượng lớn ấu trùng ruồi lính đen, loài ruồi này sẽ ăn chất thải thực phẩm và vào cuối chu kỳ tăng trưởng, chúng sẽ biến thành thức ăn chăn nuôi có hàm lượng protein cao.
Thông qua phương pháp sử dụng côn trùng, doanh nghiệp sẽ có thể tái chế 50.000 tấn phế liệu thực phẩm hàng năm. Lượng nước tạo ra trong quá trình này hoàn toàn đủ để nuôi sống cả hệ thống trang trại thẳng đứng.
“Rác thải ở mọi nơi. Chúng ta có thể xử lý chất thải và biến nó thành những thứ có giá trị, cho dù giá trị đó là thực phẩm mà chúng ta đang trồng hay là những thứ sử dụng nhiều hydrocarbon như phân bón sinh học. Chúng ta phải làm điều này nếu không muốn hành tinh cạn kiệt”, ông Lloyd nhận định.
Quá trình nhập khẩu thực phẩm thông thường sẽ tạo ra lượng khí carbon nhất định ra môi trường trong quãng đường di chuyển. Hiện nay, UAE đang nhập khẩu hơn 85% thực phẩm nước này tiêu thụ.
Sự ra đời của GigaFarm sẽ giúp việc sử dụng phân bón được giảm xuống, từ đó, lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất lương thực cũng sẽ được giảm theo. Dự án này sẽ đem tới 3 triệu cân rau xanh và các cây giống rau hàng năm, tương đương với 1% lượng thực phẩm nhập khẩu của UAE.
Tuy UAE đang bắt đầu quan tâm đến các phương pháp canh tác thẳng đứng, sẽ phải mất tới 1 thập kỷ nữa hình thức ngày mới có thể được áp dụng rộng rãi. Dự án GigaFarm trị giá 1,2 tỷ dirham (326,7 triệu USD) sẽ khởi công vào cuối năm nay và nếu theo đúng kế hoạch, GigaFarm sẽ bắt đầu đi vào hoạt động chính thức vào năm 2026.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.