Nhà giàu Trung Quốc tìm nơi an toàn, đổ tiền mua bất động sản Dubai

Linh Anh - 17/01/2024 18:17 (GMT+7)

(VNF) - Theo Chủ tịch DAMAC Properties, ông Hussain Sajwani, nhu cầu với bất động sản tại Dubai vẫn đang tăng lên với các khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu, trong khi đang có dấu hiệu hạ nhiệt với người mua từ Nga.

VNF
Cơn sốt bất động sản Dubai thu hút các đại gia trên toàn cầu.

Sự bùng nổ bất động sản của Dubai, bắt đầu từ những năm sau đại dịch Covid-19, là một trong những thời kỳ bùng nổ nhanh nhất trên thế giới, được thúc đẩy bởi những cải cách thân thiện với nhà đầu tư và sự gia tăng nhu cầu của người nước ngoài.

Thời điểm bắt đầu bùng nổ, Dubai chào đón lượng người mua đặc biệt nhiều từ Nga sau khi chiến sự với Ukraine xảy ra và các lệnh trừng phạt khiến nhiều đại gia Moscow tìm cách di chuyển tài sản ra ngoài.

Thậm chí, tại Dubai, có số dự án phát triển sang trọng phục vụ riêng cho người mua Nga, các đại lý bất động sản có toàn bộ nhân viên đều biết nói tiếng Nga và ở một số khu vực của Tiểu vương quốc vùng Vịnh, du khách sẽ nghe tiếng Nga nhiều hơn cả hơn tiếng Ả Rập hoặc tiếng Anh.

Tuy nhiên, theo một trong những người giàu nhất tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Chủ tịch DAMAC Properties Hussain Sajwani, làn sóng từ người mua Nga đang chậm lại. Thay vào đó, động lực tăng trưởng và nhu cầu với bất động sản Dubai đang đến từ Trung Quốc.

“Động lực từ Nga đã chậm lại. Nhưng ở các quốc gia khác thì đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự quay trở lại của Trung Quốc”, ông Sajwani trả lời CNBC bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hôm 16/1. Ông Hussain cũng đề cập đến Ấn Độ và châu Âu như những thị trường khách hàng tiềm năng.

“Dubai, bạn biết đấy, được bao quanh bởi hơn 100 quốc gia với đủ loại vấn đề và thách thức. Và mọi người muốn di cư đến Dubai để sinh sống hoặc đầu tư”, Chủ tịch DAMAC nói.

Chủ tịch DAMAC Properties Hussain Sajwani.

Theo Emaar Properties, nhà phát triển bất động sản lớn nhất Dubai, các khoản đầu tư của Trung Quốc chiếm 7% tổng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2023 của công ty này, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Các chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng bất động sản trong nước, nền kinh tế chậm lại và việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại sau thời kỳ phong tỏa khắc nghiệt đang thúc đẩy những người giàu có ở Trung Quốc tìm nơi trú ẩn an toàn ở nước ngoài cho vốn của họ.

Trong khi đó, ông Sajwani cho biết, lợi nhuận cho thuê nhà ở của Dubai và luật thuế được nới lỏng, cũng như việc UAE từ chối tham gia vào các chiến dịch trừng phạt của phương Tây, khiến nơi đây trở thành một địa điểm hấp dẫn để đầu tư.

Ông Sajwani cho biết thêm rằng Dubai cũng đã cố gắng duy trì sự ổn định và gạt bỏ sự lo lắng ban đầu của thị trường sau khi bắt đầu cuộc chiến Israel-Hamas vào ngày 7/10/2023, đảm bảo rằng xung đột khu vực không gây tổn hại cho lĩnh vực bất động sản của tiểu vương quốc này.

“Cho đến nay, lãnh đạo UAE đã duy trì một chính sách chính trị rất tốt, ở mức độ nhất định là trung lập, không can dự vào các vấn đề tranh chấp. Và về mặt kinh tế, bởi vì chúng tôi là một trong những quốc gia độc đáo trong khu vực, có lối sống, an ninh, an toàn, ổn định chính trị, luật pháp, quy định rất tốt, và như bạn biết, thị thực vàng dài hạn,...Vì tất cả những điều đó, có rất nhiều người đến và cư trú ở Dubai", ông Hussain Sajwani khẳng định.

Xem thêm >> Dubai nguy cơ 'thảm họa kinh tế' vì thừa nhà ở

Theo CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.