'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cùng ngày, Uỷ ban Thương mại EU cũng thông qua Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EU - Việt Nam (IPA) với 26 phiếu thuận.
Đây là động thái mở đường để Liên minh Châu Âu (EU) phê chuẩn các thỏa thuận này với Việt Nam trong tương lai.
Trước đó, Việt Nam và EU đã ký EVFTA và IPA tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội hôm 30/6/2019, cột mốc quan trọng mở đường cho quá trình phê chuẩn ở Nghị viện Châu Âu và Quốc hội Việt Nam.
Phải mất 9 năm, Việt Nam mới đàm phán xong EVFTA với EU. Trong đó, giai đoạn thứ nhất kéo dài từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2015.
Sau đó, 2 bên phải chờ Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) quyết định về yêu cầu đối với việc phê chuẩn thỏa thuận.
Theo ý kiến được ECJ đưa ra vào tháng 5/2017, Ủy ban Châu Âu (EC) quyết định chia thành 2 thỏa thuận riêng biệt để ký kết và phê chuẩn. Trong khi EVFTA chỉ cần sự phê chuẩn của Nghị viện Châu Âu để có hiệu lực thì EVIPA cần cả sự phê chuẩn của quốc hội tất cả các nước thành viên EU.
Để EU có thể thông qua EVFTA, Việt Nam phải tham gia thêm 3 công ước của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) liên quan đến quyền của người lao động.
Tiếp theo, Nghị viện Châu Âu (EP) sẽ bỏ phiếu về EVFTA và IPA tại phiên họp diễn ra vào tháng 2 tới ở Strasbourg, Pháp.
Nếu được thông qua, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực. Riêng IPA sẽ phải chờ từng nước trong EU thông qua.
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
FTA thế hệ mới này không chỉ tạo điều kiện để nâng cao kim ngạch hai chiều mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giúp chúng ta tham gia chuỗi giá trị mới. Đồng thời, khi Hiệp định được thực thi, Việt Nam sẽ tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kỹ thuật cao của thị trường EU. Điều này tạo cho vị thế và sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam được nhân lên nhiều lần.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020. Đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng lên 42,7% và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định.
Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu. Cụ thể, nhập khẩu hàng hóa từ EU sẽ tăng khoảng 15,28% vào năm 2020. Đến năm 2025 sẽ tăng thêm 33,06% và năm 2030 tăng 36,7%.
Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% trong giai đoạn 2019-2023. Đến giai đoạn 2024-2028, EVFTA làm tăng GDP thêm 4,57-5,30%. Giai đoạn 2029-2033, hiệp định làm GDP tăng thêm 7,07-7,72%.
Theo Bộ Công Thương, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ... là rất đáng kể.
"Mức cam kết trong EVFTA có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay. Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay, mới chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)", Bộ Công Thương đánh giá.
Ngoài ra, với việc thông quan EVFTA và IPA, nhà đầu tư EU cũng sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường các nước đã ký FTA với Việt Nam với những đối xử ưu đãi hơn. Hiệp định này cũng giúp thúc đẩy quan hệ giữa EU với từng nước ASEAN nói riêng và cả khối ASEAN nói chung, tạo tiền đề hướng tới việc thảo luận một Hiệp định FTA giữa EU và ASEAN trong tương lai.
EU nhận định EVFTA là thỏa thuận thương mại tự do "tham vọng nhất từ trước tới nay" mà EU từng ký với một quốc gia đang phát triển, trong đó sẽ xóa gần 99% thuế quan giữa EU và Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu ngay khi có hiệu lực, EVFTA sẽ xóa 65% thuế nhập khẩu hàng EU xuất sang Việt Nam, trong khi phần còn lại sẽ được xóa trong giai đoạn 10 năm. Ngược lại, ở thời điểm đầu có hiệu lực, 71% thuế quan hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được gỡ bỏ, và giai đoạn tiến tới xóa phần còn lại là 7 năm tối đa.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.