Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thời gian gần đây, các group chuyên về marketing ở Việt Nam xôn xao về việc Facebook gộp chung hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của Trung Quốc trên bản đồ tích hợp vào mạng xã hội này.
Cụ thể, ở mục chọn vị trí đối tượng chạy quảng cáo, khi người dùng nhập tên “Trung Quốc”, Facebook khoanh vùng, hiển thị vị trí lãnh thổ của quốc gia này theo màu sắc.
Lúc này, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được Facebook hiển thị cùng màu (xanh) với Trung Quốc.
Trước diễn biến trên, đại diện phía Facebook lên tiếng sự việc này về bản chất là do kỹ thuật, không có ý đồ chính trị. Hiện Facebook đang xác định nguyên nhân và sẽ giải quyết vấn đề này trong thời gian sớm nhất.
Còn đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết đã gửi yêu cầu đề nghị Facebook làm rõ việc mạng xã hội này xác định quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam lại hiển thị thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Ngoài Facebook, Google cũng từng gây tranh cãi khi sử dụng tên gọi Tam Sa trên bản đồ Google Maps.
Sau đó, Google đã thực hiện sửa đổi, đánh dấu toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng tên quốc tế là Paracel. Việc tìm kiếm “Tam Sa” (Sansha) theo cách gọi của Trung Quốc đã không còn hiệu lực.
Cái gọi là "thành phố Tam Sa" được Trung Quốc dựng lên từ tháng 7/2012 nhằm thực hiện kế hoạch kiểm soát Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.