'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 18/5, trang web của Bộ quốc phòng Trung Quốc cùng tài khoản mạng xã hội của một số tờ nhật báo lớn của nước này ngang nhiên khoe clip các oanh tạc cơ trong đó có H-6K bay thử cất hạ cánh trên đường băng ở sân bay trái phép đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
Thông báo của Không quân Trung Quốc cũng xác nhận gần đây đã tiến hành hoạt động huấn luyện cất cánh và hạ cánh các máy bay ném bom trên một đảo, nhưng không nêu rõ là đảo nào ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc điều oanh tạc cơ tới một sân bay trên Biển Đông.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc - MỹChristopher Logan lập tức lên tiếng lên án hành động "quân sự hóa liên tục của Trung Quốc tại ciển Đông" và cho rằng động thái mới nhất trên đây "làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn cho khu vực".
Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc được cho là bản nâng cấp hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom H-6. Đây là dòng máy bay được không quân Trung Quốc tô vẽ với nhiều sức mạnh, nhưng các chuyên gia cho rằng H-6 là bản copy từ dòng máy bay Tupolev Tu-16 của Liên Xô từ những năm 1950.
Oanh tạc cơ H-6K được hộ tống bởi 2 chiến đấu cơ Su-35 trong một hoạt động diễn tập của Trung Quốc
Trình làng từ năm 2007, oanh tạc cơ H-6K của không quân Trung Quốc được trang bị động cơ D-30KP của Nga, có bán kính tác chiến khoảng 3.200 km hoặc 5.630 km nếu được tiếp dầu trên không. Oanh tạc cơ H-6K được Trung Quốc khoe khả năng mang các tên lửa hành trình tầm xa. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự cho rằng oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc chỉ là "con hổ giấy" vì sao chép từ dòng máy bay cũ của Liên Xô trước đây.
Dòng oanh tạc cơ này của Trung Quốc được Liên Xô chuyển giao công nghệ và chiếc H-6 do Bắc Kinh sản xuất đã bay lần đầu tiên vào năm 1959. Hiện nay Trung Quốc còn sử dụng khoảng 120 chiếc H-6 được chế tạo trong khoảng thập niên 1990.
Báo chí phương Tây cho biết, Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất tới 200 chiếc H-6K - phiên bản mới nhất hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom H-6.
Trước khi oanh tạc cơ cất hạ cánh ở Hoàng Sa, Trung Quốc đã ngang nhiên lắp đặt tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam. Đầu tháng 5/2018, Mỹ tuyên bố sẽ triển khai ngay các biện pháp nhằm ngăn chặn Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông.
Liên quan việc Trung Quốc ngang ngược triển khai tên lửa tại các đảo nhân tạo xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gần đây đã khẳng định Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Máy bay ném bom H-6K (trên cùng) được các tiêm kích bay kèm
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bảy tỏ hết sức quan ngại và khẳng định mọi hoạt động quân sự hóa, bao gồm cả việc bố trí tên lửa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), làm gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định trong khu vực và không có lợi cho nỗ lực của các nước trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông hiện nay (COC).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.