Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thông tin tin Ngân hàng Nhà nước cho hay ngày 13/2 vừa qua, cơ quan này đã có văn bản chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit).
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý của FE Credit từ công ty TNHH MTV thành công ty cổ phần.
"Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng có trách nhiệm công bố thông tin chuyển đổi hình thức pháp lý và thực hiện thủ tục tiếp theo để đề nghị NHNN chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của NHNN quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng và quy định khác của pháp luật có liên quan", Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Thời gian gần đây, cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - công ty mẹ của FE Credit - đã tăng rất mạnh.
Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, thị giá VPBank đã tăng tới 39%, từ mốc 20.000 đồng/cổ phiếu mở phiên giao dịch ngày 2/1 lên 27.800 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch ngày 19/2.
Nhìn chung, có 3 yếu tố dẫn dắt đà tăng thị giá của VPB thời gian qua. Đầu tiên là mức định giá thấp hồi đầu năm xét theo cả P/E lẫn P/B. Thời điểm đó, P/E của VPBank chưa tới 6 lần, thấp nhất trong nhóm ngân hàng có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng; thêm vào đó, tính toán cho thấy P/B của VPBank sẽ xuống dưới 1 lần vào cuối quý II/2019 nếu tính theo mức giá hồi đầu năm, nghĩa là định giá dưới giá trị sổ sách.
Thực tế, với việc thị giá tăng mạnh thời gian qua, thị trường đã không để cổ phiếu này xuống mức định giá rất thấp như vậy.
Thứ hai là triển vọng tăng trưởng lợi nhuận. Mặc dù gánh nặng nợ xấu ở FE Credit lẫn ngân hàng mẹ vẫn còn (tỷ lệ nợ xấu của FE Credit cuối năm 2019 ở mức 6%, trong khi của ngân hàng mẹ là 2,69% tính theo dư nợ cho vay - khá sát ngưỡng quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước) nhưng VPBank vẫn tự tin đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận lên đến 25 - 30% trong năm 2020.
Phía VPBank cho biết mục tiêu tăng trưởng này sẽ được thực hiện bằng cách tối ưu hóa chi phí và tiết kiệm chi phí dự phòng do đã xử lý xong nợ xấu tại VAMC.
Thứ ba là kỳ vọng của thị trường vào câu chuyện bán vốn của FE Credit.
Trong một báo cáo công bố gần đây, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá thương vụ bán vốn của FE Credit là yếu tố tích cực để tái định giá cổ phiếu VPB. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) thì dự báo, thời gian bán vốn của FE Credit dự kiến diễn ra trong khoảng từ 12 đến 18 tháng tới.
Việc FE Credit được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chuyển đổi thành công ty cổ phần càng củng cố kỳ vọng trên.
Thông tin từ VPBank cho biết chốt năm 2019, dư nợ cho vay của FE Credit đạt 60.594 tỷ đồng, tăng 13,75% sau một năm.
Huy động vốn chốt năm ở mức 70.646 tỷ đồng, tăng 17,4%. Về cơ cấu huy động, 43% đến từ phát hành giấy tờ có giá, 23% là vay nợ từ nước ngoài, 18% là vốn chủ sở hữu và các quỹ, còn lại là vay nợ trong nước, tiền gửi có kỳ hạn và nợ khác.
Năm 2019, tổng thu thuần từ hoạt động kinh doanh của FE Credit đạt 18.152 tỷ đồng, tăng trưởng 29% so với năm 2018. Tỷ trọng chi phí hoạt động trong tổng thu thuần không bao gồm thu nhập khác (CIR) ở mức 31,3%.
Lợi nhuận trước thuế năm 2019 của FE Credit đạt 4.488 tỷ đồng, tăng trưởng gần 9%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.