Chấp nhận lạm phát là ‘bình thường mới’: Người Mỹ khiến Fed 'mất ngủ'

Đăng Phạm - 16/11/2023 12:04 (GMT+7)

(VNF) - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lo ngại rằng khi người dân Mỹ chấp nhận mức giá cao hơn như một điều “bình thường mới”, điều đó có thể khiến việc kiềm chế lạm phát của ngân hàng trung ương này càng trở nên khó khăn hơn.

VNF
Kỳ vọng lạm phát dài hạn của người Mỹ đã tăng lên 3,2% trong tháng 11.

Fed “mất ngủ”

Fed đang để tâm đến việc liệu người Mỹ có niềm tin rằng lạm phát cuối cùng sẽ trở lại mức bình thường hay không. Niềm tin đó dường như đang bị xói mòn khi cuộc khảo sát người tiêu dùng mới nhất của Đại học Michigan công bố cuối tuần trước cho thấy kỳ vọng lạm phát dài hạn của người Mỹ đã tăng lên 3,2% trong tháng này, mức cao nhất kể từ năm 2011.

Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ dường như sẽ ngày càng tệ hơn nếu Fed phải mất nhiều thời gian hơn để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2%. Các quan chức Fed không kỳ vọng lạm phát sẽ đạt 2% cho đến năm 2026, theo dự báo kinh tế mới nhất được công bố vào tháng 9.

“Nếu người tiêu dùng hay doanh nghiệp bắt đầu cho rằng mức lạm phát dài hạn sẽ cao hơn, chúng tôi sẽ phải hành động để đưa kỳ vọng đó về tầm kiểm soát”, Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta, ông Raphael Bostic, nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg hồi đầu tháng này.

Nếu người Mỹ mất niềm tin rằng lạm phát có thể trở lại bình thường, điều đó sẽ khiến Fed phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa - bằng cách tăng lãi suất hoặc giữ lãi suất ở mức cao lâu hơn dự kiến.

Lãi suất cho vay chuẩn của Fed hiện đang ở mức cao nhất trong 22 năm và các nhà đầu tư đã kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.

Ông Luke Tilley, nhà kinh tế trưởng tại Wilmington Trust Investment Advisors, nói với CNN: “Tôi đã làm việc tại Fed trong 6 năm và nếu kỳ vọng lạm phát tăng cao hơn và chúng không nằm trong tầm kiểm soát, Fed chắc chắn sẽ hành động”.

“Đó là điều khiến họ khó ngủ vào ban đêm. Họ không mất ngủ vì các cuộc suy thoái đến rồi đi, nhưng họ mất ngủ vì kỳ vọng lạm phát dài hạn tăng cao hơn”, ông Tilley nhận định.

Không rõ liệu kỳ vọng lạm phát có tiếp tục xấu đi hay không và Fed đang xem xét một loạt các cuộc khảo sát, không chỉ của Đại học Michigan. Nhưng cuộc khảo sát của trường đại học này là một trong những cuộc khảo sát được các nhà đầu tư và nhà kinh tế theo dõi chặt chẽ nhất.

Fed rất chú trọng kỳ vọng lạm phát dài hạn và Chủ tịch Fed Jerome Powell đã đề cập đến vấn đề này tại tất cả các cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của Mỹ mỗi năm có 8 lần. Trong cuộc họp báo gần đây nhất sau cuộc họp vào đầu tháng này sau khi các quan chức bỏ phiếu giữ lãi suất ổn định, ông Powell cho biết “kỳ vọng lạm phát dài hạn dường như vẫn được giữ vững”.

Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Nhưng lạm phát vẫn ở mức trên 2% và một số nhà kinh tế tin rằng chặng đường cuối cùng trong cuộc chiến chống lạm phát của Fed có thể sẽ gian nan nhất.

“Tôi vẫn sẵn sàng ủng hộ việc tăng lãi suất thêm trong một cuộc họp tới đây, nếu các dữ liệu kinh tế sắp tới cho thấy tiến trình giảm lạm phát chững lại hoặc không đủ để đưa lạm phát về mức 2% một cách kịp thời”, Thống đốc Fed Michelle Bowman, một trong những quan chức “diều hâu” nhất của Fed, phát biểu tại một diễn đàn gần đây của Hiệp hội Các nhà ngân hàng New York.

Fed đang quá bi quan?

Ông Tilley cho rằng “Fed đang quá bi quan” khi dự đoán lạm phát sẽ không đạt mức 2% cho đến năm 2026.

Theo Fed New York, Fed chỉ cần duy trì niềm tin rằng “con quái vật lạm phát” một ngày nào đó sẽ biến mất và sự suy giảm ổn định của lạm phát trong năm qua cho đến nay là cơ sở để củng cố cho niềm tin này.

Một phân tích gần đây của Fed New York về quan điểm của người tiêu dùng đối với lạm phát cho thấy “nguời tiêu dùng hiện nay có đủ hiểu biết về Fed để nhận thấy rằng chính sách của Fed là nhân tố quan trọng nhất phía sau việc lạm phát giảm gần đây và tiếp tục giảm trong tương lai”.

Fed có lẽ chỉ cần tiếp tục chứng minh rằng họ đang đạt được tiến bộ trong cuộc chiến chống lạm phát lịch sử.

Chia sẻ với CNN, ông Drew Matus, giám đốc chiến lược thị trường tại MetLife Investment Management, cho hay: “Tôi cho rằng 2% chỉ là một con số. Điều quan trọng hơn là lạm phát đang đi đúng hướng. Điều Fed cần là người tiêu dùng không cho rằng lạm phát sẽ luôn ở mức 4%”,

Vậy điều gì đã giữ cho kỳ vọng lạm phát của người Mỹ ổn định được tới bây giờ? Ông Matus cho rằng đó có thể là sự hoài niệm.

“Họ đang cố gắng hiện thực hoá những ký ức khi giá cả còn phải chăng. Bởi vậy, điều mà Fed cần thực sự quan tâm bây giờ là rủi ro xảy ra một cú sốc lạm phát ở thời điểm hiện tại”, vị chuyên gia nói.

Xem thêm >> Liên tiếp tái phạm một đạo luật của Nga, ‘ông lớn’ công nghệ Mỹ lĩnh án phạt

Theo CNN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Xếp hàng mua vàng khi gần 100 triệu/lượng: Chuyên gia cảnh báo, sau đợt tăng mạnh là 1 nhịp giảm

Xếp hàng mua vàng khi gần 100 triệu/lượng: Chuyên gia cảnh báo, sau đợt tăng mạnh là 1 nhịp giảm

(VNF) - Bất chấp những động thái từ cơ quản nhà nước, nhằm kiểm soát giá vàng, ổn định thị trường, tuy nhiên vàng miếng SJC vẫn tăng bất chấp, bỏ xa giá vàng thế giới. Vậy với các nhà đầu tư cá nhân thì lựa chọn sao cho hợp lý trong bối cảnh này.

'Số hóa như dao đã kề sát cổ, là cơ hội sống còn của doanh nghiệp'

'Số hóa như dao đã kề sát cổ, là cơ hội sống còn của doanh nghiệp'

(VNF) - Theo TS Lê Xuân Nghĩa, số hoá đến nay không còn là cơ hội kinh doanh mà còn là cơ hội sống còn của các doanh nghiệp.

Các hãng xe Mỹ đuối sức trong ‘trận chiến sinh tồn’ ở Trung Quốc

Các hãng xe Mỹ đuối sức trong ‘trận chiến sinh tồn’ ở Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất ô tô Mỹ và các đối tác của họ đang chiến đấu trong một “trận chiến sinh tồn” ở thị trường Trung Quốc, khi các đối thủ địa phương đang vượt xa họ về doanh số.

10 thương hiệu ô tô bán chạy tháng 4: Xáo trộn thứ bậc, Hyundai vượt mặt Ford

10 thương hiệu ô tô bán chạy tháng 4: Xáo trộn thứ bậc, Hyundai vượt mặt Ford

(VNF) - Bước sang tháng 4/2024, bảng xếp hạng 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng có nhiều xáo trộn. Trong đó, thương hiệu Hyundai vượt mặt Ford để giữ vị trí thứ hai hay Kia vươn lên vị trí thứ 4 dù tháng trước thứ 6.

Cơ hội 790 triệu USD giá trị tín chỉ carbon của TP.HCM

Cơ hội 790 triệu USD giá trị tín chỉ carbon của TP.HCM

(VNF) - Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, quy mô thị trường sản phẩm của TP.HCM có giá trị tín chỉ carbon khoảng 790 triệu USD.

Thanh Hóa: Tìm nhà đầu tư khu dân cư hơn 809 tỷ ở Thị trấn Rừng Thông

Thanh Hóa: Tìm nhà đầu tư khu dân cư hơn 809 tỷ ở Thị trấn Rừng Thông

(VNF) - Khu dân cư mới tại thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá có diện tích 13,7 ha sẽ được đầu tư hơn 800 tỷ đồng chính thức được công bố danh mục mời gợi nhà đầu tư đăng ký thực hiện.

Bình Dương: Kết nối các đô thị thành Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam

Bình Dương: Kết nối các đô thị thành Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam

(VNF) - Tổ chức không gian kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương theo mô hình Vùng đô thị công nghiệp đổi mới sáng tạo, gồm Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam theo mô hình TOD là Thành phố mới, Bàu Bàng, Thủ Dầu Một, Dĩ An - Thuận An

Mất tiền tỷ trong tài khoản: Đòi ai và ai trả?

Mất tiền tỷ trong tài khoản: Đòi ai và ai trả?

(VNF) - Liên tiếp xảy ra các vụ tiền trong tài khoản ngân hàng "bốc hơi" khiến nhiều người lo lắng về độ an toàn của kênh gửi tiền. Câu hỏi được đặt ra khách hàng hay ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm?

Quảng Ngãi: Thị xã Đức Phổ sắp có khu dân cư rộng gần 10ha

Quảng Ngãi: Thị xã Đức Phổ sắp có khu dân cư rộng gần 10ha

(VNF) - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư Hoà Bình, tại thị xã Đức Phổ.

 'Việt Nam cần liên tục đánh giá lợi thế cạnh tranh của mình'

'Việt Nam cần liên tục đánh giá lợi thế cạnh tranh của mình'

(VNF) - Ông Adam Sitkoff – Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội cho rằng, Việt Nam vẫn có vị thế tốt để thu hút đầu tư đáng kể khi các công ty ngày càng tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Giống như tất cả các địa điểm tìm nguồn cung ứng lớn, Việt Nam cần liên tục đánh giá lợi thế cạnh tranh của mình là gì?