'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Một phân tích của Nikkei về dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy kim ngạch nhập khẩu máy móc và thiết bị sản xuất chất bán dẫn hoặc mạch tích hợp của nước này đã tăng 93% trong quý III vừa qua lên 63,4 tỷ nhân dân tệ (8,7 tỷ USD).
Nhập khẩu thiết bị in thạch bản, một phần quan trọng của quy trình liên quan đến việc hình thành các mẫu mạch ở quy mô nanomet, đã tăng gần gấp bốn lần. Nhập khẩu thiết bị này của Trung Quốc từ Hà Lan đã tăng hơn sáu lần, với phần lớn trong số này có thể đến từ ASML, nơi cung cấp một số thiết bị sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới.
Sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế cứng rắn hơn đối với việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái, Nhật Bản và Hà Lan đã hưởng ứng các biện pháp này.
Tháng 9 vừa qua, chính phủ hai nước này bắt đầu yêu cầu các công ty nộp đơn xin giấy phép xuất khẩu một số thiết bị in thạch bản dùng để sản xuất chip tiên tiến. Có thể mất sáu tháng đến một năm để thiết bị in thạch bản được giao sau khi đặt hàng.
Nhật Bản và Hà Lan thắt chặt các quy định kiểm soát xuất khẩu trong năm nay nhưng Trung Quốc đã tăng cường mua thêm thiết bị chip từ vài năm trước. Nhật Bản là nguồn cung cấp thiết bị chip hàng đầu của Trung Quốc kể từ năm 2019, trong khi nhập khẩu từ Hà Lan đã tăng mạnh kể từ năm 2020.
Ông Masahiko Ishino, nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo, cho rằng “các nhà sản xuất Trung Quốc nhận thấy nguy cơ bị mất khả năng tiếp cận thiết bị bán dẫn tiên tiến, do đó họ đã vội vàng đặt hàng bất kể nhu cầu thực tế ra sao”.
Trung Quốc chiếm 46% doanh số bán hàng của ASML trong quý III, một tỷ trọng lớn hơn nhiều so với mức 14% vào năm 2022. Theo đại diện hãng, họ chỉ bán các máy phù hợp với quy định kiểm soát xuất khẩu dành cho những tiến trình đã trưởng thành.
Nhập khẩu thiết bị từ Nhật cũng tăng 40% trong quý III với sự gia tăng về thiết bị in thạch bản cũng như thiết bị khắc chip, một sản phẩm đặc biệt của hãng sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất nước Nhật Tokyo Electron.
Nhập khẩu từ Mỹ, nước đầu tiên áp đặt hạn chế xuất khẩu, chỉ tăng khoảng 20%. Thị phần của Mỹ trong nhập khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc đã giảm xuống 9% trong quý III, từ mức 17% vào năm 2021.
Trong khi thị phần của Hà Lan tăng từ khoảng 15% lên 30%, thị phần của Nhật Bản thì giảm từ 32% xuống 25%. Theo các nhà quan sát, việc Nhật Bản và Hà Lan hoán đổi vị trí cho nhau phản ánh nhu cầu đối với máy khắc chip ASML của Trung Quốc tăng vọt.
Khoảng 8 năm trước, Bắc Kinh đã công bố chính sách "Made in China 2025" nhằm tập trung vào các ngành công nghệ cao, coi chất bán dẫn là ưu tiên hàng đầu. Big Fund được ra mắt vào năm 2014 như một phương tiện để đẩy nhanh ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vốn được coi là tụt hậu so với Mỹ, Đài Loan và Hàn Quốc.
Big Fund đã trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát triển chất bán dẫn trong nước, đầu tư khoảng 140 tỷ nhân dân tệ (19,2 tỷ USD) vào giai đoạn tài trợ đầu tiên và khoảng 200 tỷ nhân dân (27,5 tỷ USD) tệ trong giai đoạn thứ hai
Dữ liệu của Tianyancha cho thấy tính đến thời điểm hiện tại của năm 2023, Big Fund đã thực hiện ít nhất 10 khoản đầu tư. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã gây khó khăn cho việc nhập khẩu các loại thiết bị sản xuất chất bán dẫn mới.
Theo các nguồn tin trong ngành, Bắc Kinh đang xem xét giai đoạn đầu tư thứ ba của Big Fund sau khi giai đoạn thứ hai hoàn thành. Nguồn tài trợ trong giai đoạn này có thể đạt 300 tỷ nhân dân tệ (41,2 tỷ USD), vượt qua các mức trước đó.
Xem thêm >> Thừa nhận trần giá dầu ‘vô dụng’ với Nga, phương Tây không thể ngồi yên
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.