Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo số liệu vừa công bố, SMIC báo cáo lợi nhuận ròng là 94 triệu USD trong quý III, giảm mạnh so với 470,8 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu giảm 15% trong năm xuống còn 1,62 tỷ USD.
Giám đốc điều hành Zhao Haijun cho biết vốn đầu tư tăng là do SMIC cho phép các nhà cung cấp thiết bị giao hàng sớm hơn dự kiến do tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp khiến thời gian giao hàng có thể không theo đúng kế hoạch.
“Số lượng thiết bị sẽ được giao trước cuối năm nay cao hơn so với dự báo ban đầu và chúng tôi sẽ có nhiều thiết bị hơn”, ông Zhao cho hay.
SMIC chi mạnh tay trong bối cảnh Washington thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị sản xuất chip tiên tiến. Các quy định cứng rắn hơn sẽ ảnh hưởng đến việc Trung Quốc nhập khẩu thêm nhiều loại máy in thạch bản do công ty ASML của Hà Lan sản xuất, vốn rất quan trọng cho sản xuất chất bán dẫn. ASML xác nhận rằng một số nhà máy sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.
Nhật Bản và Hà Lan cũng thắt chặt các quy định kiểm soát xuất khẩu trong năm nay nhưng Trung Quốc đã tăng cường mua thêm thiết bị chip từ vài năm trước. Nhật Bản là nguồn cung cấp thiết bị chip hàng đầu của Trung Quốc kể từ năm 2019, trong khi nhập khẩu từ Hà Lan đã tăng mạnh kể từ năm 2020.
Ông Zhao cho biết SMIC có bốn nhà máy chip ở Thâm Quyến, Bắc Kinh, Thiên Tân và Thượng Hải.
Trong khi nhà mày tại Thâm Quyến của công ty đã đi vào sản xuất, nhà máy ở Bắc Kinh đang trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm sau khi phải đối mặt với tình trạng chậm trễ trong vài quý do "tắc nghẽn" về nguồn cung cấp thiết bị. Nhà máy ở Thượng Hải đang trong giai đoạn hoàn thiện còn nhà máy Thiên Tân thì mới bắt đầu xây dựng.
CEO SCIM dự đoán thị trường điện thoại thông minh sẽ không có nhiều biến động trong năm tới. Theo ông Zhao, một số công ty thiết kế chip nhỏ hơn đã chứng kiến doanh thu của họ tăng lên khi các thương hiệu tung ra các dòng điện thoại mới trong quý III vừa qua. "Tuy nhiên, đó là vì một nhóm người cụ thể có nhu cầu thay thế điện thoại thông minh của họ sau khi sử dụng trong một thời gian dài chứ không phải vì ngành công nghiệp điện thoại thông minh có điều gì đặc biệt", ông Zhao cho hay.
SMIC dự đoán tình trạng dư cung chip sẽ lan rộng bên ngoài Mỹ và Trung Quốc khi các biến động địa chính trị thúc đẩy các nước xây dựng chuỗi cung ứng bán dẫn của riêng họ.
“Nhu cầu tổng thể không tăng tỷ lệ thuận với nới rộng công suất. Chúng tôi cho rằng ngành này sẽ phải đối mặt với tình trạng dư cung toàn cầu, ngoại trừ Trung Quốc và Mỹ, nơi họ có nhu cầu nội địa hóa sản xuất điện thoại thông minh và ô tô”, vị CEO cho hay.
SMIC nằm trong danh sách đen của Mỹ từ cuối năm 2020. Tuy vậy, công ty vẫn không ngừng đầu tư để thúc đẩy khả năng tự cung cấp chip trong nước. Xuất phát là một nhà sản xuất chip nhằm hỗ trợ thị trường toàn cầu, hiện SMIC trở thành một nhà sản xuất chủ yếu phục vụ khách hàng trong nước. Trong quý III vừa qua, đóng góp doanh thu từ Trung Quốc đã tăng lên 84% từ mức 75,1% cùng kỳ năm trước.
SMIC cũng đã hợp tác với nhà sản xuất thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh Huawei, cũng nằm trong danh sách đen của Mỹ, để sản xuất chip di động 5G cho hãng này.
Xem thêm >> Mỹ muốn ‘khai tử’ siêu dự án năng lượng của Nga tại Bắc Cực
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.