Giá bitcoin hôm nay (13/7): Iran có thể buộc phải sử dụng Bitcoin

Đại Phong - 13/07/2018 13:13 (GMT+7)

(VNF) - Việc Mỹ ngăn chặn Iran truy cập vào các tài khoản ngân hàng đang buộc "quốc gia dầu lửa" này phải sử dụng Bitcoin để thanh toán.

VNF
Giá bitcoin hôm nay (13/7): Iran có thể buộc phải sử dụng Bitcoin

Giá Bitcoin hôm nay (13/7) đang ở mức 6.241 USD, với mức giá mở cửa đang là 6.245 USD, đồng tiền này đang giảm 0,07% so với hôm qua.

Mức giá cao nhất của Bitcoin đang có là 6.262 USD, chiều ngược lại, mức giá thấp nhất của Bitcoin đang là 6.221 USD.

Số cung Bitcoin hiện tại đang là 17.144.925 đồng, tương ứng mức vốn hóa đạt 107 tỷ USD, giảm 2 tỷ USD với hôm qua.

Giá Bitcoin mới nhất sẽ được tiếp tục cập nhật trong các bản tin tiếp theo của VietnamFinance.

Giá bitcoin hôm nay 13/7 đang giao dịch trên mức 6.200 USD

Iran có thể buộc phải sử dụng Bitcoin

Hôm thứ Ba, đại sứ Mỹ Richard Grenell tiết lộ rằng chính phủ của ông bày tỏ quan ngại về kế hoạch rút 300 triệu euro tiền mặt của Iran tại các ngân hàng ở Đức, theo tờ Reuters đưa tin. “Chúng tôi khuyến khích các quan chức cấp cao nhất của chính phủ Đức can thiệp và ngừng kế hoạch này lại”, Grenell nói.

Iran dường như đang sa vào vũng lầy với các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Tuy nhiên, với việc Tổng thống Trump tăng cường áp lực lên Tehran, người dân Iran đã buộc phải chuyển sang Bitcoin như một nơi trú ẩn an toàn.

Nói cách khác, mạng lưới Bitcoin không quan tâm bạn là ai hoặc tại sao bạn lại thực hiện giao dịch. Đó là một cuộc cách mạng bằng hình thức tiền trung lập đầu tiên, có thể được giao dịch tự do với bất kỳ ai trên thế giới. Hơn nữa, Bitcoin rất dễ để lưu trữ – không giống như vàng – và bạn hoàn toàn kiểm soát khóa riêng tư để đảm bảo quyền truy cập vào tài sản của mình.

Chính vì những lý do này mà tiền điện tử đang ngày càng trở nên hấp dẫn, theo nhà phân tích Juan Villaverde của Weiss Cryptocurrency Ratings:

“Trong quá khứ, khi các chính phủ tham nhũng phá giá đồng nội tệ hoặc chiếm đoạt tài sản từ người dân, các nhà đầu tư sẽ chạy sang đồng đô la Mỹ hoặc vàng. Ngày nay, nhiều người đang chuyển sang tiền điện tử, vì tiền của họ nằm trên một sổ cái phân phối toàn cầu mà không có ngân hàng trung ương hoặc chính phủ nào có thể đụng vào".

Mặt khác, số dư tài khoản ngân hàng của bạn chỉ dành cho mục đích hiển thị. Thậm chí ngân hàng có thể đóng băng tài khoản của bạn và số tiền sẽ không còn là của bạn nữa – điều mà Iran đang mắc phải.

Người dân Iran và các biện pháp trừng phạt của Mỹ

Mặc dù với những lợi ích kể trên, chính phủ Iran vẫn chưa thích ứng với Bitcoin. Vào tháng 4/2018, các ngân hàng của Iran buộc phải chấm dứt quan hệ với các sàn giao dịch tiền điện tử trong nước – giữa những tin đồn rằng Iran có thể phát hành đồng tiền điện tử quốc gia.

Chuyên viên phân tích thị trường cấp cao tại eToro, Mati Greenspan, tin rằng tiền điện tử có thể phát triển mạnh trước cuộc đàn áp của chính phủ và vấn đề kiểm soát vốn:

“Một cuộc cách mạng ở Iran sẽ tạo ra một thị trường thứ cấp cho các loại tài sản kỹ thuật số, mà sẽ được đánh giá rất cao so với giá ở những nơi khác trên thế giới. Vì vậy, sẽ có những nơi họ giao dịch ngang hàng. Họ không cần sàn. Rõ ràng, sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu có một sàn địa phương chấp nhận thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản ngân hàng, nhưng nếu cơ sở hạ tầng ở đó không đáp ứng, họ vẫn có thể giao dịch ngang hàng”.

Các mốc đỉnh điểm của giá Bitcoin cũng trùng với thời gian bất ổn kinh tế. Mức tăng lớn nhất xảy ra trong khoảng tháng 12 năm 2017 đến tháng 1 năm 2018 và lần tăng thứ hai vào tháng 5 năm 2018, khi Mỹ cho biết sẽ không gia hạn thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Nắm bắt hoặc buông xuôi

Người Trung Quốc phát minh ra thuốc súng gần 1.000 năm trước và họ thực sự phải dùng đến nó khi người châu Âu xâm lược thuộc địa bằng súng vào thế kỷ 19. Lịch sử đã nhiều lần chứng minh, hoặc bạn áp dụng công nghệ hoặc người khác sẽ sử dụng nó để chống lại bạn. Rất nhiều lần trong lịch sử – cho dù đó có là súng, xe tăng, máy bay, bom, ngân hàng, máy tính, internet…

Một số quan chức Iran đã thảo luận về khả năng sử dụng tiền điện tử để thay thế cho hệ thống ngân hàng quốc tế truyền thống như SWIFT và lách các biện pháp trừng phạt quốc tế. Thật không may, ý tưởng của Iran về một đồng tiền điện tử quốc gia dường như là một trò hề.

Tiền điện tử quốc gia không thể vô biên giới và trung lập như những gì Bitcoin đang thể hiện. Ngay cả khi ‘IranCoin’ được cho là có bảo trợ bằng dầu, chẳng hạn như ‘Petro’ của Venezuela – thì các quốc gia khác cũng không thể nào chấp nhận nó, ít nhất là với Mỹ.

Do đó, Iran sớm hay muộn cũng sẽ nhận ra giá trị của một loại tiền tệ toàn cầu, phi tập trung và trung lập, nơi các giao dịch không bị kiểm duyệt và các quỹ không thể bị đóng băng. Với áp lực ngày càng tăng từ Mỹ và các đồng minh, Iran có thể trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng Bitcoin làm động lực tài chính.

Cùng chuyên mục
Tin khác