Giá điện tăng thêm gần 5% ngay khi EVN báo lỗ xấp xỉ tỷ USD

Kỳ Thư - 11/10/2024 17:30 (GMT+7)

(VNF) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết từ 11/10 giá điện được điều chỉnh tăng lên 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT). Với việc giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm hơn 96,32 đồng/kWh, tăng tương đương khoảng 4,8%.

Chiều 11/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức họp báo việc điều chỉnh giá bán lẻ điện từ 11/10.

Theo đó, giá điện được điều chỉnh tăng lên 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT). Với việc điều chỉnh tăng giá như trên, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm hơn 96,32 đồng/kWh, mức tăng này tương đương khoảng 4,8%, nằm trong mức được phép điều chỉnh của EVN.

Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết: Cơ sở tăng giá điện cho đợt tăng giá này dựa theo Quyết định 05 của thủ tướng Chính phủ và Thông tư 09 của Thủ tướng hướng dẫn thực hiện Quyết định 05.

Trước đó, Bộ Công Thương đã công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Theo đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 528.604,24 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành, tăng 35.338,94 tỷ đồng (tương ứng tăng 7,16%) so với năm 2022.

Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 2.088,90 đ/kWh, tăng 2,79% so với năm 2022 (trong đó các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên).

Tổng chi phí khâu phát điện là 441.356,37 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.744,12 đ/kWh; so với năm 2022, chi phí năm 2023 tăng 29.112,84 tỷ đồng.

Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 18.879,15 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 74,61 đ/kWh.

Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 66.773,11 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 263,87 đ/kWh.

Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 1.595,60 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,31 đ/kWh.

Tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo chưa nối lưới điện quốc gia là 428, 54 tỷ đồng.

Trong khi đó, sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2023 là 253,05 tỷ kWh, tăng 4,26% so với năm 2022. Doanh thu bán điện thương phẩm năm 2023 là 494.359,28 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.953,57 đ/kWh, tăng 3,76% so với năm 2022.

Từ các con số trên khiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN lỗ 34.244,96 tỷ đồng. Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2023 là 12.423,40 tỷ đồng. Nhờ đó, số lỗ giảm xuống lỗ 21.821,56 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

Theo kết quả kiểm tra, các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 khoảng 18.032,07 tỷ đồng, bao gồm phần còn lại khoản chênh lệch tỷ giá (CLTG) thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện phần còn lại năm 2019 và khoản CLTG theo hợp đồng mua bán điện các năm từ 2020-2023.

Giá điện: 'Tính đúng, tính đủ không phải EVN tính bao nhiêu cũng được'

Giá điện: 'Tính đúng, tính đủ không phải EVN tính bao nhiêu cũng được'

Thị trường
(VNF) - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho hay, giá thành điện là 2.088 đồng/KWh và giá bán bình quân 1.953 đồng/KWh. Tức là giá thành điện đã cao hơn giá bán điện bình quân là 6,92%. Đây là tình trạng mua cao, bán thấp, gây ra nhiều bất cập.
Cùng chuyên mục
Ấn tượng kinh tế tư nhân: Sự máu lửa và đậm chất dân tộc Việt

Ấn tượng kinh tế tư nhân: Sự máu lửa và đậm chất dân tộc Việt

(VNF) - Khối kinh tế tư nhân đã để lại nhiều dấu ấn rực rỡ trong bức tranh kinh tế toàn cảnh của đất nước. Và đằng sau sự phát triển đấy chính là sự máu lửa và đậm chất tinh thần dân tộc của con người Việt Nam.

Vận hội tươi sáng của kinh tế tư nhân

Vận hội tươi sáng của kinh tế tư nhân

(VNF) - Dù các thống kê đều cho thấy kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng khá sáng nhưng trong hiện tại nền kinh tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc kinh tế tư nhân đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức lớn. Nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thời cơ sẽ luôn đi cùng thách thức và ở hiện tại vẫn có cả vận hội và cơ hội mới được mở ra cho khu vực kinh tế năng động này.

Những trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Những trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

(VNF) - Theo Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất trong 5 nhóm sau sẽ không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Doanh nghiệp Việt và công thức xây thương hiệu bền vững

Doanh nghiệp Việt và công thức xây thương hiệu bền vững

(VNF) - Theo các chuyên gia, xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế mà còn là trách nhiệm với xã hội

Thái Bình: Thêm 1.800 tỷ  đầu tư vào Cụm CN Hưng Nhân

Thái Bình: Thêm 1.800 tỷ đầu tư vào Cụm CN Hưng Nhân

(VNF) - Cụm công nghiệp (CCN) Hưng Nhân (Hưng Hà, Thái Bình) sẽ có thêm 3 dự án lớn với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng trong tương lai.

 'Hạt ngọc' Việt Nam có giá đắt đỏ nhất thế giới

'Hạt ngọc' Việt Nam có giá đắt đỏ nhất thế giới

(VNF) - Giá gạo của hàng loạt đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ… lao dốc mạnh, còn “hạt ngọc” của Việt Nam ổn định và đang đắt đỏ nhất thế giới.

Bản lĩnh Mỹ Hảo trong cuộc đấu với các tập đoàn đa quốc gia

Bản lĩnh Mỹ Hảo trong cuộc đấu với các tập đoàn đa quốc gia

(VNF) - Công ty Cổ phần hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam được các Tập đoàn đa quốc gia muốn M&A với mức giá hàng chục triệu USD, nhưng lại quyết không bán chỉ để giữ thương hiệu Việt. Ông Lương Vạn Vinh, nhà sáng lập công ty cho biết, ngành hóa mỹ phẩm ngày càng khó khăn, bí quyết để tồn tại là phải sâu sát với thị trường.

Quảng Nam xin đưa 11 dự án thủy điện nhỏ vào Quy hoạch điện VIII

Quảng Nam xin đưa 11 dự án thủy điện nhỏ vào Quy hoạch điện VIII

(VNF) - Quảng Nam đề nghị bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ chưa vận hành phát điện, với tổng công suất là 202,1MW vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Điều kiện kinh doanh đang khiến doanh nghiệp tư nhân thêm gánh nặng

Điều kiện kinh doanh đang khiến doanh nghiệp tư nhân thêm gánh nặng

(VNF) - Kể từ khi xảy ra dịch COVID-19 quá trình cải cách điều kiện kinh doanh để trợ lực cho doanh nghiệp tư nhân đã chậm lại, thậm chí có lĩnh vực, rào cản mới còn nặng nề hơn.

'Việt Nam đã trở lại là ngôi sao tăng trưởng của ASEAN'

'Việt Nam đã trở lại là ngôi sao tăng trưởng của ASEAN'

(VNF) - HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 7,0% từ mức 6,5% do tăng trưởng quý III đạt 7,4% cao hơn nhiều dự báo trước đó của HSBC là 6,2%. Tổ chức này nhận định: 'Việt Nam đã trở lại là ngôi sao tăng trưởng của ASEAN'