Giá điện: 'Tính đúng, tính đủ không phải EVN tính bao nhiêu cũng được'

Kỳ Thư - 11/10/2024 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho hay, giá thành điện là 2.088 đồng/KWh và giá bán bình quân 1.953 đồng/KWh. Tức là giá thành điện đã cao hơn giá bán điện bình quân là 6,92%. Đây là tình trạng mua cao, bán thấp, gây ra nhiều bất cập.

Nhu cầu điện của Việt Nam tăng cao, xấp xỉ 10-11%

Bộ Công Thương vừa công bố giá thành điện năm 2023, dư luận cũng đặt ra câu hỏi về cách tính toán cũng như quá trình xem xét, thẩm tra giá thành điện.

Tọa đàm “Giá thành điện – Thực trạng và giải pháp”, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Nguyễn Thế Hữu cho biết về cơ cấu chi phí giá phát điện, bao gồm các chi phí như chi phí phát điện, chi phí truyền tải điện, chi phí phân phối bán lẻ điện và chi phí phụ trợ quản lý ngành. Các chi phí trên cùng với sản lượng điện thương phẩm và lợi nhuận định mức tạo nên giá điện bình quân, được quy định cụ thể tại quyết định 05 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhu cầu điện của Việt Nam tăng cao, xấp xỉ 10-11%.

Theo báo cáo của EVN và trong quá trình kiểm tra của đoàn kiểm tra, năm vừa qua, giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện gồm giá than, dầu, khí, tỷ giá ngoại tệ đều tăng cao do biến động của tình hình chính trị xã hội toàn thế giới cùng với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino khiến cơ cấu nguồn điện biến động theo hướng bất lợi. Tức là nguồn cho điện giá rẻ như thủy điện giảm trong khi nguồn điện có giá đắt như điện than, điện dầu tăng cao.

Thêm nữa, nhu cầu điện của Việt Nam tăng cao, xấp xỉ 10-11%. Ngoài các nguồn điện rẻ đã sử dụng hết thì phải sử dụng nguồn tăng thêm có giá cao hơn. Tất cả những yếu tố đó dẫn tới chi phí phát điện tăng cao.

Cũng theo ông Hữu, trong bối cảnh đó, EVN cùng các đơn vị thành viên đã thực hiện một số giải pháp để tiết kiệm, tiết giảm, tối ưu hóa chi phí. Tuy nhiên, do cấu trúc giá thành tăng quá cao nên dẫn tới chi phí sản xuất điện của EVN tăng cao.

TS Phan Đức Hiếu cho rằng, giả sử các bên sản xuất điện, phân phối, bán lẻ điện đã nỗ lực hết sức để tiết giảm chi phí nhằm có mức giá điện hợp lý nhất, nhưng giá bán điện vẫn thấp hơn giá thành sản xuất, giá thành phân phối thì là một bất cập.

“Đối với điện, chúng ta không chỉ nói về giá cả, giá thành mà cả vấn đề an ninh năng lượng, ổn định trong cung ứng điện rất quan trọng. Nếu như giá bán điện thấp hơn giá sản xuất và nhà sản xuất vẫn bán bằng chi phí sản xuất thì thiệt hại dồn lên nhà phân phối. Như vậy, không công bằng đối với nhà phân phối. Nếu giá điện có lợi cho một nhóm đối tượng này thì vô hình chung cái lợi đó lại trở thành thiệt hại của người khác”, ông Hiếu nói.

TS Phan Đức Hiếu cũng cho rằng trong nỗ lực của nhà phân phối nhằm giảm giá mua điện thì lại ảnh hưởng đến nhà sản xuất điện và về lâu dài, không thúc đẩy sản xuất điện, ảnh hưởng đến an ninh, ổn định cung ứng điện.

“Thực tiễn thời gian qua, có thời điểm, không ổn định nguồn cung điện thì thiệt hại chung cho nền kinh tế, cho người dân, doanh nghiệp. Về mặt lâu dài, câu chuyện này cần giải quyết một cách triệt để”, ông Hiếu nêu.

Giá điện gât nhiều bất cập cho nền kinh tế

Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho hay: Qua số liệu kiểm tra liên ngành được công bố thì giá thành điện là 2.088 đồng/KWh và giá bán bình quân 1.953 đồng/KWh. Tức là giá thành điện đã cao hơn giá bán điện bình quân là 6,92%. Đây là tình trạng mua cao, bán thấp.

“Tức là đầu vào thì theo thị trường nhưng đầu ra thì chúng ta lại không quyết đủ theo các chi phí mà đã tính đúng, tính đủ, hợp lý, hợp lệ trong quá trình sản xuất kinh doanh điện. Do đó, sinh ra rất nhiều bất cập, gây ra rất nhiều hệ lụy cho sản xuất, kinh doanh điện và cho các ngành sử dụng điện và cho cả nền kinh tế”, ông Thoả nêu và đề nghị phải nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết.

Nhiều bất cập cho nền kinh tế.

Theo ông Thoả, Bộ Chính trị, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách, quy định rất rõ về điều hành giá điện nói riêng, giá năng lượng nói chung. Theo đó, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị đã yêu cầu áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng, trong đó có giá điện.

Tiếp theo, ông Thoả cho rằng phải xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm cho giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường. Chính phủ đã có quy định căn cứ đầu vào thay đổi bao nhiêu trong khoảng 3 tháng thì EVN được phép điều chỉnh giá điện bao nhiêu phần trăm.

“Nguyên tắc tối thượng của điều hành giá điện là phải bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ đã được tính đúng, tính đủ. Nếu chúng ta làm được điều này thì không có hệ quả lỗ của ngành điện, không có việc lỗ để bao cấp cho nền kinh tế. Thu hút đầu tư để phát triển nguồn lưới điện cũng thuận lợi hơn. Theo tôi, việc tính đúng, tính đủ thì không phải EVN tính bao nhiêu cũng được mà có cơ chế, quy định của Nhà nước”, ông Thoả nói.

Chuyên gia này cho rằng Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường. Đó là các loại thuế, các loại phí, các loại quỹ để điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được cái lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, chứ Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Ngoài việc bảo đảm tính đúng, tính đủ và Nhà nước điều tiết bằng các biện pháp gián tiếp, bằng công cụ thị trường thì giá điện cũng phải tách bạch phần chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ đối với người nghèo ra khỏi chính sách giá điện, và giải quyết bằng chính sách khác như hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo thì bảo đảm giá điện sẽ minh bạch hơn.

“Những người thuộc diện chính sách xã hội vẫn được nhà nước quan tâm và chúng ta không bỏ rơi những đối tượng đó”, ông Thoả nói.

EVN  lỗ hơn 21.800 tỷ đồng, giá điện sẽ có đợt tăng mới?

EVN lỗ hơn 21.800 tỷ đồng, giá điện sẽ có đợt tăng mới?

Doanh nghiệp
(VNF) - Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2023 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ghi nhận số lỗ hơn 21.800 tỷ đồng, tương đương khoảng 872 triệu USD.
Cùng chuyên mục
Lo ngại quy mô doanh nghiệp tư nhân đang giảm dần

Lo ngại quy mô doanh nghiệp tư nhân đang giảm dần

(VNF) - Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ năm 2014 đến nay, kinh tế tư nhân đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng sản xuất quan trọng của nền kinh tế với tinh thần khởi nghiệp được đề cao.

TP. HCM và 6 tỉnh Duyên hải Trung bộ gọi đầu tư 702 dự án

TP. HCM và 6 tỉnh Duyên hải Trung bộ gọi đầu tư 702 dự án

(VNF) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, TP. HCM và 6 tỉnh Duyên hải Trung bộ đã công bố danh mục mời gọi đầu tư 702 dự án.

Hoàn thành thanh tra 2 tổ chức tín dụng, 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng

Hoàn thành thanh tra 2 tổ chức tín dụng, 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng

(VNF) - NHNN đang tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh tra với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng theo đúng kế hoạch.

NƠXH bế tắc: Mất 2 năm, qua 10 đơn vị chỉ để xin chủ trương đầu tư

NƠXH bế tắc: Mất 2 năm, qua 10 đơn vị chỉ để xin chủ trương đầu tư

(VNF) - Các nhà đầu tư phản ánh quá trình xin chấp thuận chủ trương dự án nhà ở xã hội mất thời gian từ khoảng 1 - 2 năm do Sở Kế hoạch và Đầu tư phải xin ý kiến từ 10 đơn vị liên quan.

6 nhóm hành vi bị coi là thao túng thị trường chứng khoán

6 nhóm hành vi bị coi là thao túng thị trường chứng khoán

(VNF) - Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đưa ra 6 nhóm hành vi bị coi là thao túng thị trường chứng khoán.

Cách hết chức vụ trong Đảng của Chủ tịch TP.Tuyên Quang

Cách hết chức vụ trong Đảng của Chủ tịch TP.Tuyên Quang

(VNF) - Tại kỳ họp thứ 48 vừa diễn ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cách chức tất cả các chức vụ đối với Trần Viết Cương, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Tuyên Quang, nguyên Bí thư Chi bộ, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang.

Giá xăng tăng mạnh gần 1.300 đồng/lít, RON 95 vọt lên hơn 21.000 đồng/lít

Giá xăng tăng mạnh gần 1.300 đồng/lít, RON 95 vọt lên hơn 21.000 đồng/lít

(VNF) - Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/10), giá xăng trong nước tăng mạnh từ 990 - 1.260 đồng/lít.

Bảo hiểm bồi thường hơn 11.600 tỷ đồng sau bão số 3

Bảo hiểm bồi thường hơn 11.600 tỷ đồng sau bão số 3

(VNF) - Theo số liệu được tổng hợp từ báo cáo về của 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, tổng số tiền bảo hiểm bồi thường sau bão số 3 đến nay là 11.627 tỷ đồng

Bị Trương Mỹ Lan đòi hơn 15 nghìn tỷ, Bitexco nói không liên quan vụ án

Bị Trương Mỹ Lan đòi hơn 15 nghìn tỷ, Bitexco nói không liên quan vụ án

(VNF) - Ngày 10/10, Tòa án Nhân dân TP. HCM tiếp tục phiên xét xử đại án liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị là bị cáo Trương Mỹ Lan.